Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Linh thiêng là gì hả ba?
Việt và Nam (2001)
Việt (sn 1995) và Nam (sn 1998) đều sinh ra ở Kiev, Ukraina. Hai anh em đều nói được tiếng Nga, riêng Việt đã đi mẫu giáo hồi ở Kiev nên nói tiếng Nga chẳng khác gì mọi em bé người bản xứ khác. Tuy nhiên tiếng Việt thì hai bạn đều nói còn kém. Đầu năm 2000, Việt sắp đến tuổi đi học, nhà mình quyết định về Việt nam, để con học tiếng mẹ đẻ cho thạo trước khi vào lớp 1.
Về được ít lâu thì bạn bè bên Moscow lại rủ sang làm một dự án hấp dẫn, thế là cuối năm 2000 mình lại khăn gói lên đường. Một năm sau, vợ đang thất nghiệp ở nhà, chán quá, cũng lại bay sang Moscow làm cùng với chồng. Hai con gửi lại ông bà nội. Việc hai con còn bé quen sống trong môi trường văn hóa bên Tây, tiếng Nga thạo hơn tiếng Việt, đột ngột chuyển sang sống tại một môi trường khác hẳn, chưa bao lâu lại phải xa cha mẹ, đã để lại những dấu ấn nặng nề lên tâm lý trẻ em.
Cuối năm 2002, mình từ Moscow bay về VN công tác. Tuy làm ở Đà nẵng, nhưng cuối tuần vẫn tranh thủ bay ra Hà nội thăm 2 bé. Lúc đó Việt học lớp 2 trường Thực nghiệm Giảng võ, còn Nam đi mẫu giáo.
Tối chủ nhật, ba cha con nằm trên giường chuẩn bị ngủ. Đọc mấy câu truyện cổ tích. Nói chuyện lan man. Tự nhiên Việt hỏi:
- Ba ơi linh thiêng là cái gì hả ba?
- (hơi bối rối) Câu hỏi khó thế. Con nghe nói đến linh thiêng ở đâu?
- Con nghe người ta hát là “người chết nối linh thiêng vào đời”.
- (à đúng rồi, có câu như thế trong một bài hát của Trịnh Công Sơn) Uhm, linh thiêng có lẽ là linh hồn, khi con người chết thì linh hồn có thể không chết.
- Thế người chết rồi lại sống lại hở ba?
- Cũng có thể như thế!
- Thế nếu con chết đi rồi sống lại thì vẫn là con của ba mẹ à?
- (càng bối rối hơn) Cũng có thể. Nhưng không nhất thiết phải sống lại là người. Có thể hóa thân làm cái cây, hay con vật nào đó.
- Vậy thì con muốn hóa thành con cá voi. Con cá voi rất to, bơi ngoài biển và không sợ con vật nào.
- Cũng được, con cá voi thật đáng yêu.
- (im lặng một lúc) Nhưng con sợ không gặp được ba mẹ!
- (cố biến câu chuyện ra trò đùa) Thì lúc đó ba mẹ cũng phải hóa thân thành cá voi rồi chứ. Mình sẽ là một gia đình cá voi mà.
- (lại im lặng) Nếu ba mẹ chưa hóa thành cá voi được thì ba mẹ đi nghỉ mát ở biển, con sẽ bơi ngoài biển và con vẫn thấy ba mẹ nhỉ?
Giật mình, cảnh giác. Một thoáng lạnh sống lưng. Có trời biết được ý nghĩ gì nảy ra trong bộ óc 7 tuổi. Nhưng cứ phải cẩn thận. Suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ.
- Không phải ai cũng có linh thiêng để tái sinh lại làm người hay làm cá voi đâu con ạ!
- Sao lại như vậy ba?
- Những người phạm tội lỗi sẽ không được lên thiên đàng, không được linh thiêng để tái sinh.
- Tội thế nào thì không được lên thiên đàng?
- Những tội nặng, như tội giết người chẳng hạn. Những kẻ tự giết mình cũng là phạm tội giết người, nên cũng bị trừng phạt như vậy.
Đêm khuya, ngoài trời gió rét. Bọn trẻ ngủ thiếp đi rất nhanh. Mình nằm mãi mới ngủ được. Hôm sau đưa Việt đi học, dặn cô giáo chú ý đến con hơn. Rồi điện báo cho Đà nẵng tuần này mình bận việc nhà chưa vào được.
Mấy hôm sau, ba cha con nằm trên giường chuẩn bị ngủ, lại đọc truyện cổ tích, lại nói chuyện lan man. Bỗng Việt bảo:
- May quá hôm trước ba nói con mới biết người có tội thì không có linh thiêng, không được hóa thành cá voi.
- Uh, vậy nên mình phải sống tốt, không được phạm tội ác.
Rồi câu chuyện lại xoay quanh các con vật đáng yêu, những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh, … ru vào giấc ngủ.
Sau chuyến công tác, mình lại sang Moscow. Ba tháng sau, vợ xin nghỉ việc về Hà nội. Bốn tháng sau đó, mình cũng quay về VN. Một trong những việc đầu tiên làm khi về đến Hà nội là vác ba lô, ba cha con đi du lịch bụi ở Hạ Long. Đảo Tuần châu. Việt và Nam được xem xiếc cá heo, khoái lắm.
Ngày 3 tháng 8 năm 2011, Việt sẽ tròn 16 tuổi.
Mẹ Hà, Việt và Nam (Quảng Bình 06.2011)
Kèo - Xà - Rui - Mè
Lớp trẻ bây giờ, nhất là ở thành phố, chắc chẳng biết, thậm chí chẳng bao giờ nghe nói đến vì kèo, xà gồ, rui, mè. Bù lại, họ rất thành thạo vi tính và những thứ hi-tech khác mà người nhà quê hay lớp lớn lớn một chút cứ mù tịt. Mình thuộc vào cả hai tập hợp cuối, tức là vừa nhà quê, lại vừa lớn lớn một chút.
Đấy như chuyện mở cái blog mà mình thật nhầm to khi gọi là Quán Trà. Vì mở quán với dân quê như mình có khi dễ hơn thiết kế Blog. Loay hoay quay qua quay lại cả tuần lễ mà vẫn cứ ngổn ngang. Muốn đưa video clip lên trang mà mãi không xong. Rồi cài đặt màu sắc, font chữ thế nào cho đẹp, rồi đặt một cái hình nền phải làm thế nào … thôi thì cứ gọi là loạn cả lên. Ngộ nhất là hôm trước đặt cái công-tơ (để đếm lượt khách), chỉ một buổi tối mà thấy có tới gần 2 chục khách vào. Ngạc nhiên quá vì quán đang làm dở, có ma nào biết mà vào, có ma nào thèm vào làm gì. Lúc sau mới phát hiện ra chính mình là ma ấy, nghĩa là tự mình làm khách Quán mình. Cứ chạy ra chạy vô bê bàn, kê ghế là công-tơ nó đếm tuốt. Thôi thì lại tự AQ, rằng ai mà thông kim bác cổ tất tần tật mọi thứ trên đời, rằng tụi trẻ siêu vi tính có biết cóc khô gì về vì kèo, rui, mè, thậm chí xoắn cái lạt giang thế nào chúng cũng không biết.
Nhớ lại hồi mình mới 5-6 tuổi, ở Khu Gang thép Thái nguyên. Cái đận Mỹ ném bom phải đi sơ tán, khu tập thể nhà mình ở trước đó bị bom tan hoang. Rồi cha mẹ được cấp cho mảnh đất nhỏ trên đồi (chỗ đó là Đồi O, ở quãng giữa Chợ Dốc Hanh và Bãi xe Đoàn 10), một ít tranh tre nứa lá dỡ từ cái nhà tập thể kia, để dựng lên một ngôi nhà nhỏ 2 gian. Cha tuy là dân quê Nghệ An, nhưng lại là học trò, các cụ kêu là “dài lưng tốn vải”, chân tay cũng không khéo lắm. Nhờ có các bác các chú ở cơ quan xúm vào giúp, khoảng 2 tuần thì làm xong ngôi nhà. Nhà lá kiểu này thì ngày nay ở quê cũng khó mà tìm ra. Ngoài cột, kèo, đòn tay, hoành, rui, mè … hoàn toàn bằng tre, nứa, nhà được lợp bằng lá cọ, tường trát bằng bùn trộn rơm, khô rồi quét vôi. Mình xem mọi người làm, học được khối thứ, thậm chí còn biết buộc lạt giang. Sau này mái nhà hay bị dột, mà không có điều kiện thay, đành vá víu bằng những vật liệu tự kiếm được như rạ, lá cọ, phên nứa. Nhưng mỗi khi mưa to, vẫn phải phủ nilon lên nóc màn, và huy động xô, chậu, xoong nồi hứng nước mưa những chỗ dột khác.
Nhà mình ở đó khoảng 15 năm mới chuyển lên khu tập thể nhà gạch. Nhưng lúc chuyển nhà mình đã sang Nga học rồi. Hơn mười năm gắn bó với ngôi nhà lá ấy, là những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời. Những buồn vui sướng khổ trong cái thời bao cấp nghèo đói. Nhưng thôi hãy để dành cho những bài viết khác.
Đấy như chuyện mở cái blog mà mình thật nhầm to khi gọi là Quán Trà. Vì mở quán với dân quê như mình có khi dễ hơn thiết kế Blog. Loay hoay quay qua quay lại cả tuần lễ mà vẫn cứ ngổn ngang. Muốn đưa video clip lên trang mà mãi không xong. Rồi cài đặt màu sắc, font chữ thế nào cho đẹp, rồi đặt một cái hình nền phải làm thế nào … thôi thì cứ gọi là loạn cả lên. Ngộ nhất là hôm trước đặt cái công-tơ (để đếm lượt khách), chỉ một buổi tối mà thấy có tới gần 2 chục khách vào. Ngạc nhiên quá vì quán đang làm dở, có ma nào biết mà vào, có ma nào thèm vào làm gì. Lúc sau mới phát hiện ra chính mình là ma ấy, nghĩa là tự mình làm khách Quán mình. Cứ chạy ra chạy vô bê bàn, kê ghế là công-tơ nó đếm tuốt. Thôi thì lại tự AQ, rằng ai mà thông kim bác cổ tất tần tật mọi thứ trên đời, rằng tụi trẻ siêu vi tính có biết cóc khô gì về vì kèo, rui, mè, thậm chí xoắn cái lạt giang thế nào chúng cũng không biết.
Nhớ lại hồi mình mới 5-6 tuổi, ở Khu Gang thép Thái nguyên. Cái đận Mỹ ném bom phải đi sơ tán, khu tập thể nhà mình ở trước đó bị bom tan hoang. Rồi cha mẹ được cấp cho mảnh đất nhỏ trên đồi (chỗ đó là Đồi O, ở quãng giữa Chợ Dốc Hanh và Bãi xe Đoàn 10), một ít tranh tre nứa lá dỡ từ cái nhà tập thể kia, để dựng lên một ngôi nhà nhỏ 2 gian. Cha tuy là dân quê Nghệ An, nhưng lại là học trò, các cụ kêu là “dài lưng tốn vải”, chân tay cũng không khéo lắm. Nhờ có các bác các chú ở cơ quan xúm vào giúp, khoảng 2 tuần thì làm xong ngôi nhà. Nhà lá kiểu này thì ngày nay ở quê cũng khó mà tìm ra. Ngoài cột, kèo, đòn tay, hoành, rui, mè … hoàn toàn bằng tre, nứa, nhà được lợp bằng lá cọ, tường trát bằng bùn trộn rơm, khô rồi quét vôi. Mình xem mọi người làm, học được khối thứ, thậm chí còn biết buộc lạt giang. Sau này mái nhà hay bị dột, mà không có điều kiện thay, đành vá víu bằng những vật liệu tự kiếm được như rạ, lá cọ, phên nứa. Nhưng mỗi khi mưa to, vẫn phải phủ nilon lên nóc màn, và huy động xô, chậu, xoong nồi hứng nước mưa những chỗ dột khác.
Nhà mình ở đó khoảng 15 năm mới chuyển lên khu tập thể nhà gạch. Nhưng lúc chuyển nhà mình đã sang Nga học rồi. Hơn mười năm gắn bó với ngôi nhà lá ấy, là những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời. Những buồn vui sướng khổ trong cái thời bao cấp nghèo đói. Nhưng thôi hãy để dành cho những bài viết khác.
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
Vết thương chiến tranh
Mình mê cờ tướng, gần như là nghiện món này. 10 năm trước, khi làm việc ở Moscow, không tìm được người chơi cùng, bèn đăng ký vào trang vietson.com để chơi cờ tướng online, những lúc rảnh. Cũng có thể vào trang xiangqi.com và một số trang khác, nhưng ở đó phần đông là người Tàu, không thích như ở vietson, có thể vừa chơi vừa chat với người Việt mình bằng tiếng Việt (thì cũng là chút niềm vui nho nhỏ cho người Việt xa xứ). Trang này do một nhóm người Việt bên Mỹ lập ra, lúc đó còn sơ khai và ít members lắm. Vào đó thấy phần lớn là người Việt ở Mỹ-Canada, còn lại ở Việt nam, ở châu Âu, châu Á cũng có, nhưng ít.
Nhớ có lần đánh cờ với một vị, chắc ở Mỹ. Họ hỏi mình người nước nào. Nói: - Việt nam. – Việt Cộng hả? – Không, người Việt nhưng không Cộng. – Thế giờ làm gì? – Làm ở Moscow (Russia). – Oh, thế thì mày là Việt Cộng rồi! – Sao bạn nghĩ vậy? – Việt cộng mới đi làm cho LX! Sao mày không đi làm ở Pháp, Mỹ? – Vì tôi học ở Nga, thạo tiếng Nga, nên làm cho công ty Nga cũng tốt. – Mày học ở Nga mà còn bảo không phải VC à? Đ. mẹ thằng VC!
Choáng!
Mặc dù mình biết ở Mỹ có còn nhiều người Việt mang nặng mối thù với chế độ cộng sản Việt nam, nhưng gặp phải vị này cuồng tín quá, bạ ai cũng chửi. Mà ngay nước Nga lúc đó không còn là nước cộng sản từ lâu rồi. Chẳng lẽ họ không biết.
Mình vẫn cố gắng giải thích:
– Bạn nhầm rồi. Không phải người Việt nào cũng là cộng sản. Hơn thế không phải người cộng sản nào cũng xấu. Có người cộng sản cơ hội, cũng có người cộng sản chân chính, bình dân mà (trong bụng nghĩ: ông nội tao là Đảng viên ĐCSVN đấy, mà 80 tuổi vẫn phải đi cày – theo nghĩa đen nhé; bố tao cũng là Đảng viên ĐCSVN đấy, mà cả đời làm công chức liêm khiết, đến 60 tuổi về hưu vẫn chỉ có cái giường đôi ghép từ 2 cái giường đơn; họ có ăn cướp gì của nhà mày đâu!!!).
Chẳng ăn nhằm gì! Gặp phải tay Chí Phèo!
– Đ. mẹ cả lũ VC chúng mày!
Sốc!
Bó tay.com! Signed out!
Giờ kể lại chuyện này để thấy rằng chiến tranh đã đi qua từ rất lâu, hơn 1/3 thế kỷ, vậy mà đâu đó những vết thương lòng vẫn còn rỉ máu. Đất nước thống nhất rồi, mà sao lòng người chưa hợp. Dù không phải Việt kiều ai ai cũng nặng hận thù như vị kia, nhưng trong lòng nhiều người, rất nhiều là khác, hẳn vẫn còn e dè, cảnh giác với cộng sản. Họ e sợ là phải, bởi ngay người Việt nam trên đất nước Việt nam cũng không có được những quyền cơ bản nhất, chỉ còn biết nhẫn nhục làm việc, đóng thuế và lo trả những món nợ khổng lồ của Nhà nước (đến đời con đời cháu chúng ta có trả nổi không?). Làm sao có được niềm tin, khi mà lời nói chẳng đi đôi với việc làm?
Không thể phủ nhận những thay đổi lớn lao của đất nước trong mấy chục năm qua. Nhưng chừng đó là chưa đủ. Chừng đó là quá ít! Hơn 1/3 thế kỷ hòa bình, thời gian đó đủ lâu để không ai, dù mặt dày đến mấy, có thể trơ trẽn nói rằng nước ta nghèo là bởi chiến tranh. Thời gian đó đủ lâu để những Singapore, Malaysia, Thailand, Hàn quốc, những láng giềng nghèo gần như chúng ta, trở thành Rồng, thành Hổ. Còn chúng ta? Nếu không có những khoản vay, nếu không bán tống bán tháo tài nguyên (dầu, than, bauxite...) thì có được vẻ hào nhoáng bề ngoài như hôm nay?
Cho nên bây giờ nếu bị vị kia chửi như thế một lần nữa thì mình không còn choáng, không còn sốc.
Chỉ BUỒN !
Nhớ có lần đánh cờ với một vị, chắc ở Mỹ. Họ hỏi mình người nước nào. Nói: - Việt nam. – Việt Cộng hả? – Không, người Việt nhưng không Cộng. – Thế giờ làm gì? – Làm ở Moscow (Russia). – Oh, thế thì mày là Việt Cộng rồi! – Sao bạn nghĩ vậy? – Việt cộng mới đi làm cho LX! Sao mày không đi làm ở Pháp, Mỹ? – Vì tôi học ở Nga, thạo tiếng Nga, nên làm cho công ty Nga cũng tốt. – Mày học ở Nga mà còn bảo không phải VC à? Đ. mẹ thằng VC!
Choáng!
Mặc dù mình biết ở Mỹ có còn nhiều người Việt mang nặng mối thù với chế độ cộng sản Việt nam, nhưng gặp phải vị này cuồng tín quá, bạ ai cũng chửi. Mà ngay nước Nga lúc đó không còn là nước cộng sản từ lâu rồi. Chẳng lẽ họ không biết.
Mình vẫn cố gắng giải thích:
– Bạn nhầm rồi. Không phải người Việt nào cũng là cộng sản. Hơn thế không phải người cộng sản nào cũng xấu. Có người cộng sản cơ hội, cũng có người cộng sản chân chính, bình dân mà (trong bụng nghĩ: ông nội tao là Đảng viên ĐCSVN đấy, mà 80 tuổi vẫn phải đi cày – theo nghĩa đen nhé; bố tao cũng là Đảng viên ĐCSVN đấy, mà cả đời làm công chức liêm khiết, đến 60 tuổi về hưu vẫn chỉ có cái giường đôi ghép từ 2 cái giường đơn; họ có ăn cướp gì của nhà mày đâu!!!).
Chẳng ăn nhằm gì! Gặp phải tay Chí Phèo!
– Đ. mẹ cả lũ VC chúng mày!
Sốc!
Bó tay.com! Signed out!
Giờ kể lại chuyện này để thấy rằng chiến tranh đã đi qua từ rất lâu, hơn 1/3 thế kỷ, vậy mà đâu đó những vết thương lòng vẫn còn rỉ máu. Đất nước thống nhất rồi, mà sao lòng người chưa hợp. Dù không phải Việt kiều ai ai cũng nặng hận thù như vị kia, nhưng trong lòng nhiều người, rất nhiều là khác, hẳn vẫn còn e dè, cảnh giác với cộng sản. Họ e sợ là phải, bởi ngay người Việt nam trên đất nước Việt nam cũng không có được những quyền cơ bản nhất, chỉ còn biết nhẫn nhục làm việc, đóng thuế và lo trả những món nợ khổng lồ của Nhà nước (đến đời con đời cháu chúng ta có trả nổi không?). Làm sao có được niềm tin, khi mà lời nói chẳng đi đôi với việc làm?
Không thể phủ nhận những thay đổi lớn lao của đất nước trong mấy chục năm qua. Nhưng chừng đó là chưa đủ. Chừng đó là quá ít! Hơn 1/3 thế kỷ hòa bình, thời gian đó đủ lâu để không ai, dù mặt dày đến mấy, có thể trơ trẽn nói rằng nước ta nghèo là bởi chiến tranh. Thời gian đó đủ lâu để những Singapore, Malaysia, Thailand, Hàn quốc, những láng giềng nghèo gần như chúng ta, trở thành Rồng, thành Hổ. Còn chúng ta? Nếu không có những khoản vay, nếu không bán tống bán tháo tài nguyên (dầu, than, bauxite...) thì có được vẻ hào nhoáng bề ngoài như hôm nay?
Cho nên bây giờ nếu bị vị kia chửi như thế một lần nữa thì mình không còn choáng, không còn sốc.
Chỉ BUỒN !
Vĩnh biệt nhà thơ Hải Kỳ
Vào blog Bọ Lập, đọc được bài viết về nhà thơ Hải Kỳ, có đoạn thế này: "có những người tiếng tăm chẳng có bao nhiêu nhưng người trong nghề rất nể phục, ai từng biết tác phẩm của họ đều đinh ninh đó là người thực tài. Hải Kỳ thuộc loại này. Nếu hỏi 10 người Hải Kỳ là ai, cầm chắc 9 người không biết, người còn lại may ra mới biết anh là nhà thơ. Nếu hỏi kĩ hơn Hải Kỳ có tập thơ nào, cầm chắc người đó cũng chẳng nhớ."
Mình đã thuộc vào số 9 người. Bây giờ thì mình đã biết Hải Kỳ là ai. Là người đã viết những dòng này:
Biết là nhớ cũng bằng không
Tôi ra cửa biển ngồi trông cánh buồm
Tôi rơi vào cuối ngọn nồm
Em rơi vào cuối nỗi buồn của tôi
(Tôi ra cửa biển)
Cảm ơn nhà thơ Hải Kỳ. Xin vĩnh biệt.
Mình đã thuộc vào số 9 người. Bây giờ thì mình đã biết Hải Kỳ là ai. Là người đã viết những dòng này:
Biết là nhớ cũng bằng không
Tôi ra cửa biển ngồi trông cánh buồm
Tôi rơi vào cuối ngọn nồm
Em rơi vào cuối nỗi buồn của tôi
(Tôi ra cửa biển)
Cảm ơn nhà thơ Hải Kỳ. Xin vĩnh biệt.
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Trà Quán
Có mảnh vườn nhỏ tại xóm blogger, định xây ngôi nhà thật hoành tráng, mời khách đến chơi. Nhưng trình còi, sức yếu, ngay từ khâu thiết kế đã thấy khó toát mồ hôi, đành đổi ý tạm làm Quán Trà, mới đầu cũng chỉ đơn sơ vài ba bàn nước, đặng có chốn mời bạn hữu và khách ghé chân, thưởng trà, chuyện vãn và chơi cờ. Lại nghĩ Quán Trà muốn đông khách trước hết phải có trà ngon và không khí thân thiện ấm áp. Còn hình thức trang trí tuy cũng quan trọng nhưng từ từ rồi hoàn thiện dần. Vậy là hôm nay, 21 tháng 7 năm 2011, mạnh dạn đóng cái cột đầu tiên để dựng Quán.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)