Hồi nhỏ đi học, tụi mình hay gặp một lão già lang thang ở khu chợ Dốc Hanh. Ai cũng gọi lão là Cảnh điên.
Chẳng biết lão bao nhiêu tuổi. Thực ra hồi đó trông lão chưa già lắm, nhưng nhìn khuôn mặt lão thật khó đoán tuổi. Lão ở đâu? Có vợ con, nhà cửa gì không? Mình không biết nốt. Mà thực ra cũng không nhớ, vì lâu quá rồi. Chỉ nghe bố mình nói (lâu rồi) là lão trước cũng là công nhân viên chức Gang Thép, nhưng sau vì uất ức gì đó, kỷ luật kỷ leo gì đó mà phát điên.
Hàng ngày, lão cứ đi lang thang vô định, lúc ở Chợ Dốc Hanh, lúc ở Đồi Độc Lập, có khi thấy lão mò xuống tận Đường Tròn. Vừa đi, lão vừa ca, rất dõng dạc: "Kẹk ... kè ... keee ... kẹk". Thỉnh thoảng thấy lão đổi giọng: "Cúc ... cù ... cuuu ... cu". Xen giữa những lời đó, lão lầm bầm chửi. Lão chửi ai, lão chửi cái gì? Mình chịu, vì có bao giờ dám lại gần lão đâu. Trẻ con cứ lại gần là lão cầm gậy xua đuổi. Bọn trẻ chỉ dám đứng từ xa hét: "Cảnh điên, Cảnh điên!". Có mấy thằng chơi ác còn nhặt đá ném lão. Mình không tham gia trêu lão, vì thấy lão thật tội nghiệp, song cũng sợ lão mà không dám lại gần. Mặt lão trông ngây ngây, nhưng không bẩn thỉu dơ dáy, như những người điên mình thường thấy trong phim hay kịch.
Cũng vào khoảng thời gian đó, quãng 1978-1979, có lần đi học, ngang qua Chợ, thấy người xúm đông quanh cái cột điện, họ đang đọc tờ giấy gì đó dán trên cột. Lại gần, hóa ra là một tờ giấy vở học sinh, viết tay, gần một trang, mình không đọc được hết, cũng chẳng nhớ hết, nhưng đại khái là những câu bất mãn, chỉ trích chính quyền làm nhân dân bần cùng đói khổ. Lúc sau có chú công an đến xua mọi người đi, rồi xé tờ giấy mang theo. Mọi người nói, mới biết đó là truyền đơn phản động. Mình chẳng hiểu hết, nhưng cũng biết tờ giấy đó viết một sự thật: dân ta nghèo khổ quá!
Chẳng nói đâu xa, bố mẹ mình đi làm quần quật, chiều từ cơ quan về còn lo làm vườn, nuôi gà nuôi heo đến tối mịt mới được ăn cơm trong ánh đèn dầu mờ mờ, mà gạo chỉ đủ ăn 3 tuần, tuần cuối tháng là cơm độn khoai, sắn, độn ngô, bo-bo. Chủ nhật là ngày nghỉ, mẹ lại dậy sớm, đạp xe 20-30 cây số về làng quê, đâu tận Phổ Yên hay Phú Bình, mua một bao khoai lang 50 cân, gần trưa mang ra chợ Dốc Hanh bán, nếu bán hết hoàn vốn thì lãi được dăm bảy cân mang về nhà cho ba anh em mình luộc ăn thêm. Ờ vậy mà cũng bị cơ quan kỷ luật vì tội "buôn bán", Tổ trường dân phố cũng đến "phê bình". Đường sữa, thịt cá là những thứ xa xỉ năm thì mười họa mới được ăn. Ra đường thấy xe đạp nhà nào cũng quấn dây chun quanh bánh xe, vì lốp rách tan, vá chín vá sống chằng chịt chẳng còn cách nào vá thêm được nữa.
Chẳng nói đâu xa, bố mẹ mình đi làm quần quật, chiều từ cơ quan về còn lo làm vườn, nuôi gà nuôi heo đến tối mịt mới được ăn cơm trong ánh đèn dầu mờ mờ, mà gạo chỉ đủ ăn 3 tuần, tuần cuối tháng là cơm độn khoai, sắn, độn ngô, bo-bo. Chủ nhật là ngày nghỉ, mẹ lại dậy sớm, đạp xe 20-30 cây số về làng quê, đâu tận Phổ Yên hay Phú Bình, mua một bao khoai lang 50 cân, gần trưa mang ra chợ Dốc Hanh bán, nếu bán hết hoàn vốn thì lãi được dăm bảy cân mang về nhà cho ba anh em mình luộc ăn thêm. Ờ vậy mà cũng bị cơ quan kỷ luật vì tội "buôn bán", Tổ trường dân phố cũng đến "phê bình". Đường sữa, thịt cá là những thứ xa xỉ năm thì mười họa mới được ăn. Ra đường thấy xe đạp nhà nào cũng quấn dây chun quanh bánh xe, vì lốp rách tan, vá chín vá sống chằng chịt chẳng còn cách nào vá thêm được nữa.
Lúc đó, mọi người cắn răng chịu đựng, vì hiểu đất nước mới trải qua bao nhiêu năm chiến tranh. Một phần cũng vì nhìn xung quanh ai cũng thế cả, cũng đói, cũng rách. Người ta hy vọng rồi sẽ được ăn no, rồi sẽ có cái xe đạp tử tế mà đi, có cái đồng hồ, may mắn hơn thì có TV, tủ lạnh và bao thứ vật dụng khác mà lúc đó mơ chẳng ra. Nhưng cũng có những người hiểu biết, họ hiểu rõ "người dân làm việc bằng hai - để cho cán bộ mua đài mua xe". Nhưng ai dám nói? Đến như ông hàng xóm nhà mình, làm cùng lại chơi thân với bố mình, vốn người trực tính, chẳng kiêng nể ai, mà tối tối sang nhà mình chơi, cũng chỉ dám thì thào kêu khổ, ca thán thằng nọ thằng kia nó ăn đểu, rồi ngồi thừ ra, quên cả rít thuốc lào, que đóm cháy đến bỏng tay mới giật mình. Đến ngay nhà nào lâu lâu làm thịt con gà tự nuôi được, cho bọn con trẻ đỡ thèm đạm, còn phải khe khẽ bóp cho gà khỏi kêu toáng lên, e mấy chú công an, mấy bác dân phố dòm ngó thắc mắc: nhà này tư sản! Cái thời ấy nó thế! Vậy ai dám viết, dám dán cái truyền đơn phản động kia? Chịu! Mấy người dân trước khi tản đi lo công lo việc, còn kịp bàn tán, đoán già đoán non, nào Mỹ, nào Phun-rô, nào Tàu. Lại có mấy người nghi cho lão Cảnh điên, lão vốn bất mãn mà!
Rồi sau cũng chẳng ai nhắc đến chuyện tờ truyền đơn nữa. Có ai rảnh hơi mà lo việc người khác! Ai cũng túi bụi chuyện cơm áo gạo tiền, cán mì sợi, xay bo-bo, chuyện cám bã lợn gà. Còn lão Cảnh điên, ngày ngày lão vẫn lang thang ngoài đường, vẫn "kẹk kè keee ... kẹk". Lão ăn gì để sống, ai nuôi lão? Chịu!
Nhưng cũng biết tờ giấy đó viết một sự thật: dân ta nghèo khổ quá! Mỗi ngày trên mỗi con đường - góc phố ta qua, có cả thân phận chính ta!
Trả lờiXóaChúc HAT một tuần mới vui vẻ - hạnh phúc!
Ông Cảnh có vợ và mấy đứa con gái (hình như là ba), nhà ở trong xóm gần lò bánh mỳ Ba lan, em nhớ vậy.
Trả lờiXóaÔng Cảnh ở xóm nhà Thanh Kều. Ông làm công nhân bốc vác hợp đồng cho xưởng bánh kẹo, cửa hàng thực phẩm và nếu ai thuê gì thì làm (như nhà mình có lần thuê ông đào ao, đào giếng). Nói chung ông là người chịu khó và có sức khoẻ tốt tuy tính hơi khác người một chút, nhà mình và mọi người ở bánh kẹo, thực phẩm đều gọi là ông Cảnh tồ (có lần vào nhà mình ngồi trước cái quạt tai voi đang quay đi quay lại thì ông cũng đi theo quạt cho mát và ngồi ôm lấy cái quạt không cho ai được mát cùng)
Trả lờiXóaÔng có vợ con nhà cửa đàng hoàng như ai, một đứa con gái ông tên Bình có dạo học cùng với bọn mình đấy, sau nó đúp xuống lớp dưới
Đấy là chuyện khi ông chưa "điên", ông điên đầu tiên là chửi ông Ca ở ngay sau nhà Thanh kều vì nghĩ ông Ca lòng thòng với vợ mình (mà chuyện này chắc không có thật đâu), rồi đàn dần ông chửi chế độ... như Tuấn viết đó
Sau ông bị bắt giam nhiều lần, lần cuối thì ông chết ở trong tù
Mọi người chỉ biết khi ông đã điên, chứ còn bọn mình biết ông từ bé thì chỉ thương ông chứ không sợ, đọng lại trong trí nhớ mình là một ông khoẻ như voi nhưng hôi như ..., rất chăm làm (hình như vợ ông cũng lười thì phải)
Ngày xưa có ông Xuân Cang hay viết báo, viết truyện ngắn về Gang Thép TN. Bây giờ mới thấy Phúc kèn hiểu biết về GTTN còn hơn ông Cang.
Trả lờiXóaÔi trời, Phúc kèn ơi sao gi gỉ gì gi cái gì 'kèn' cũng biết thế?
Trả lờiXóaChị Phúc nhớ giỏi thật, thôi từ này cứ có chuyện gì về hồi xưa mà nhớ lờ mờ không rõ là em đem ra hỏi chị Phúc :)
Trả lờiXóaMọi người khen thì Phúc xin nhận nhưng cũng lại buồn vì thực ra suốt đời chỉ "quanh quẩn bên luỹ tre làng" nên làng mình thì biết thế chứ thiên hạ thế nào thì ...
Trả lờiXóaBai viet rat hay
Trả lờiXóa