Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Đầu đường Đại tá bơm xe ...

 
Tuần trước, một buổi trưa, thằng bạn học từ thời học cấp 2 ở Thái Nguyên ới ra Bia hơi Ngọc Hà. Kha kha, biết chuyện gì rồi. Từ khá lâu, mấy thằng bạn hẩu đã giao hẹn với nó, mày lên Đại Tá thì phải khao bia bọn tao nhé. Hẹn vui thế thôi, chứ muốn uống bia thì chẳng cần lý do lý chấu gì, bốc máy alo một chặp thì chục thằng cũng gom đủ.

Nhưng thằng này kêu nó khao bia thì hơi bị khó. Vì nó mới chuyển từ Quân khu 1 về Hà Nội được 3-4 năm, năm ngoái lo cho vợ và 2 con từ Thái Nguyên về nốt. Nửa năm trước lại mới mua đất, làm nhà bên Gia Lâm, nên cũng kẹt tiền. Anh em bạn bè thằng nào giúp được bao nhiêu thì đều giúp, nhưng tránh lôi nó đi nhậu nhẹt và những trò tiêu tiền vớ vẩn.

Vậy nên nó mà ới đi nhậu thì chỉ có mỗi lý do rửa sao thôi.
Mừng cho nó, 4-5 thằng vù đến ngay. Rượu tự xách theo.
Nó và mình ngày trước cùng xóm, bằng tuổi, tuy học khác lớp nhưng thân nhau lắm.

Câu chuyện bên bàn nhậu nào mà chả nở như ngô rang. Chúc mừng nhé! Chúc mừng! Lại chúc mừng nữa! Cứ phải cạn 100% nhé! Ờ mà mới 44 tuổi lên được Đại Tá là giỏi đấy chứ! Chúc mừng! Phục vụ quân đội mươi năm nữa là về hưu, với lương cấp tướng, dù hàm chắc vẫn Đại Tá. Chúc mừng! Mà thu nhập của Tướng Tá giờ cao, các chế độ khác cũng ngon. Về già lương hưu tiêu nhòe ... . Chúc mừng!

Mình chợt nhớ ngày trước sĩ quan quân đội nghèo khổ cơ cực lắm. Chả thế mà có bài vè:
Đầu đường Đại tá bơm xe
Giữa đường Thượng tá bán chè đỗ đen
Cuối đường Trung tá bán kem
Trong làng Thiếu tá thổi kèn đám ma
Đại úy ra chợ buôn gà
Trung úy về nhà, theo đít con trâu
Hỏi rằng Thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc - Nam.
Khi nào Trung Quốc đánh sang
Ba lô lộn lại, các quan ... lên đường.

Chẳng nói đâu xa, mình có hai ông chú ruột, trước cũng là bộ đội, lên đến Trung úy hay Thượng úy gì đó. Cũng muốn phục vụ luôn hết đời trong quân đội, nhưng ở nhà vợ con đói ăn nheo nhóc quá, phải xin xuất ngũ về nhà cày cuốc nuôi vợ nuôi con. Là thằng đàn ông, bản thân cực mấy cũng chịu được, chớ thấy vợ khổ con cực sao chịu nổi. Mấy chục năm qua, giờ hai ông chú đã già, mà vẫn theo đít con trâu, chỉ tạm đủ ăn, nhà cửa vẫn tuềnh toàng như xưa.

Đó là nói chuyện bộ đội thời bao cấp, chứ giờ là thời kỳ đổi mới, đất nước giàu có, kinh tế phát triển vượt bậc, sĩ quan quân đội và công an, nhất là cấp tá trở lên, thu nhập khá rồi. Đảng và Nhà nước quan tâm ưu ái Quân đội và Công an lắm. Có vậy các lực lượng vũ trang mới tuyệt đối Trung với Đảng chớ!

Lại nâng ly chúc mừng! Vui buồn lẫn lộn trong lòng. Buồn cho mấy ông chú ở quê nghèo mãi nghèo. Vui cho thằng bạn thành đạt con đường binh nghiệp. Nào cạn ly!

Ly rượu buồn! Ly rượu vui!

Khi ta 20

33 nhận xét:

  1. Nghĩ nay về sau nhiều hơn ngậm ngùi về trước đi chứ, phải không?
    Nên: 3 ly rượu vui, 1 ly rượu buồn.
    :)

    Trả lờiXóa
  2. Oái, bữa đó đâu như gần chục ly vui mới có mỗi một ly buồn!

    Trả lờiXóa
  3. Phải gọi chúc mừng S. mới được.

    Trả lờiXóa
  4. Ừ nhỉ, cậu phải chúc mừng lớp trưởng 8E đi chứ. Bữa nào Thảo và Nga ra HN tớ sẽ rủ S. đến.

    Trả lờiXóa
  5. Bài vè này ngày xưa Bố mình cũng rất hay đọc mà mình chẳng nhớ được bao nhiêu, vì Đại tá , Đại úy ...cứ loạn xạ cả lên, nhưng N rất nhớ xóm mình ngày ấy, bài vè đúng từng câu từng chữ, không phải chỉ riêng ai..., tất cả đều phải ra đường để làm một "Nghề" - Không có trong danh mục - Để sống ,vậy mà ngày ấy dọc Đường tròn đầy các khẩu hiệu, ngày nào mình cũng đọc mà chẳng hiểu được bao nhiêu "Làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu" , "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"...

    Trả lờiXóa
  6. Chúc mừng bạn của Tuấn và Thảo, mình cũng mong rằng đừng bao giờ có chiến tranh .

    Trả lờiXóa
  7. Nga ơi khẩu hiệu thì nhiều, xưa nay đều thế, nhưng tớ nghĩ chưa có cái khẩu hiệu cậu nói đâu. Câu "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" thì chỉ có trong sách thôi, còn nếu treo ngoài đường thì mới là "... hưởng theo cống hiến", vì đang trong thời kỳ "quá độ" mà. Hồi đó toàn dân đều nghèo, nên các sĩ quan úy, tá đi bán kem, bơm xe ... cũng không lạ. Xóm mình toàn công nhân viên chức, ngoài giờ làm cơ quan vẫn phải chạy chợ, nuôi heo, buôn chè, sửa xe đạp ... mới tạm đủ ăn cơm rau. Sau này chắc đỡ hơn, chứ hồi 82-83 mẹ tớ bị cơ quan kỷ luật vì buôn mấy bao khoai lang đấy.
    Còn chuyện xã hội công bằng ... chắc còn xa lắm.

    Trả lờiXóa
  8. @Nga: nó cũng là bạn cậu đấy. Dân xóm đồi O mà. Cậu đi xa TN lâu rồi nên kg nhớ thôi. Hi hi, hôm nào ra HN tớ giới thiệu.

    Trả lờiXóa
  9. @Hải: Bạn tớ. Nó đá bóng cực hay, nói chính xác là bắt gôn siêu nhựa. Trước đó tớ là thủ môn đội Ferro, nhưng từ khi nó trổ tài thì tớ chỉ còn nước lên đá hậu vệ. Có bức hình cũ nhưng bận quá chưa kịp scan, mai mốt post lên xem mọi người nhận ra bạn không nhá.

    Trả lờiXóa
  10. Kiều Nga và Hải nhận ra người quen chứ?

    Trả lờiXóa
  11. Trông lãng tử ghê, nhưng vẫn ko nhớ nổi

    Trả lờiXóa
  12. @Hải: ừ cậu khó nhận ra vì không học cùng. Tớ đã bật mí cho cậu từ bữa trước rồi mà. Chờ xem KN nhận ra không? Chẳng có gì bí mật đâu, chẳng qua lúc đầu tớ không viết cụ thể để khái quát. Sau thấy mọi người tò mò thì đố thử chút.

    Trả lờiXóa
  13. Mình mới viết được một câu thì cái mạng nó tắt ngóm, Tuấn post thêm vài cái hình nữa đi, mới nhìn N cứ nghĩ là con gái, không ngờ bây giờ bạn ấy đã "Hét Ra Lửa " rồi, cũng không sao nhận ra được, chắc họp lớp bọn mình phải chơi trò "bịt mắt bắt dê - khai tên ra" thôi...

    Trả lờiXóa
  14. Nga: Thằng Sơn 'hải' cậu biết chứ nhỉ, nó học 7D, rồi 8E. Có mỗi hình này, hồi đó lấy đâu ra tiền mà chụp nhiều.

    Trả lờiXóa
  15. Ồ! Tuấn nhắc thêm một chữ thì N mới nhớ thêm một ít "Sơn Hải" nghe thân quen lắm, khi nào gặp chắc sẽ nhớ ra. Tuấn nhớ hẹn gặp Sơn nhé , Đồng Hương Xóm đấy

    Trả lờiXóa
  16. Mình nhớ nhất chi tiết viết vè Sơn Hải đi nhặt thép phế ở trên đồi Độc Lập "khi rút mảnh bom từ trong thân cây ra, cây chảy nhựa như những giọt lệ..." sao mà nhà báo sáng tác giỏi thế? (chả là nó nộp được nhiều sắt vụn nhất nên được viết trên sách báo)

    Trả lờiXóa
  17. Hồi đó nộp giấy vụn và thép phế làm kế hoạch nhỏ, Sơn Hải và tớ thành tích cao nên được chụp ảnh đăng trên báo TNTP. Riêng Sơn Hải được hẳn một bài viết như Phúc nói đó, chính xác từng từ (Phúc nhớ giỏi thật! phục quá! hai thằng bọn tớ thỉnh thoảng lại nhắc chuyện này, là người trong cuộc nên có nhớ được cũng bình thường thôi). Lại càng 'phục' mấy anh nhà báo nói phét.

    Trả lờiXóa
  18. Còn một bài báo nữa viết về trường mình nhà báo cũng sáng tác rất giỏi (bài báo ấy nói về chuyện HS đi sửa lại lớp học sau bão nhưng vào thời điểm ấy những lớp học đó đã được phá đi để xây nhà 2 tầng rồi) nên từ đó mình đâu có tin báo chí.

    Trả lờiXóa
  19. @Phúc: Cậu 'giác ngộ' sớm thế cơ à? Hồi học cấp 3 bọn bạn vẫn chê tớ 'bôn sệt'! Nói chung đọc báo phải 'chắt lọc' khá kỹ để tránh bị nhiễu.

    Trả lờiXóa
  20. Đó là cái gọi là "tính định hướng" của báo chí cách mạng. Lương mình hiện chưa được 3tr sau 14 năm đi làm vậy mà cứ nói đến GV là mọi người nghĩ đến lương cao. Hỏi ai là người "định hướng"?

    Trả lờiXóa
  21. @Phúc: thế ra cậu đã đi làm 'từ thiện' 14 năm nay rồi à? Chẳng ai nghĩ GV lương cao, nhưng cũng bất ngờ khi lương thấp thế.

    Trả lờiXóa
  22. Thế Tuấn biết lương y tế học đường trường mình bao nhiêu không? 1,86x830000 ....- 8,5% các khoản - các khoản ủng hộ (tháng nào cũng có) và chấm hết, chỉ có trừ không có cộng

    Trả lờiXóa
  23. Mình biết một ông Tổng GĐ kiêm CT HĐQT một công ty Nhà nước đã cổ phần hóa, áp dụng cách tính lương theo hệ số như trên. Trên bảng lương ông ấy có thu nhập khoảng 10 triệu (bao gồm cả các khoản phụ cấp). Vậy thì cô y tá học đường có lương khoảng 1,5 triệu cũng là 'bình thường'.
    Điều không bình thường là: ai cũng biết 10 triệu không đủ cho ông Tổng GĐ đi nhậu. Còn nhà và xe thì mua bằng gì? Cô y tá kia cũng phải lựa chọn: hoặc nhịn đói đi làm, hoặc bớt thời gian làm việc để 'làm thêm', hoặc tìm cách 'bớt xén' thuốc men, bông băng ...
    Việt nam ta có bao nhiêu triệu ông TGĐ và cô YTHĐ như thế?

    Trả lờiXóa
  24. Muốn còm về lương một chút nhưng hình như "phạm húy" nhà mạng thì phải nên còm mấy lần mà vẫn bị bật ra

    Trả lờiXóa
  25. Lỗi mạng đấy, tớ là chủ xị mà hai hôm nay cũng còm lúc được lúc không, cứ phải viết đi viết lại mà phát bực hì hì.

    Trả lờiXóa
  26. Chắc P có "duyên" với nhà mạnh nên chưa bao giờ không còm được

    Trả lờiXóa
  27. Tớ cũng như Phúc đấy, lúc nào còm cũng được, thỉnh thoảng lại ké của con "cho mẹ mượn máy một tý đi". Chuyện về lương của Y tế và Giáo Dục luôn luôn là "chuyện dài nhiều tập" , vì thế (cũng may nữa )hai ngành này mới phát sinh 2 chữ "LÀM THÊM", đó cũng là thu nhập chính đáng, hơi vất vả một tý, nhưng nói chung mình rất thích 2 ngành này các bạn ạ.

    Trả lờiXóa
  28. À mình xin nói thêm là BV nơi mình làm việc rất may không có nạn (phong bì) cũng như chỗ của bạn Phúc.( Báo chí cũng hay đưa tin rầm rộ về nghành y tế ), bọn mình vẫn sống bằng lương và 4h làm tại nhà thôi, nên đầu óc cũng rất thoải mái...

    Trả lờiXóa
  29. Nói chính xác thì P cũng có một lần được phụ huynh đưa phong bì nhưng không dám nhận, chỉ dám nhận lẵng hoa của họ thôi, và một lần nữa được một con gà về ăn Tết (gà thì nhận ).

    Trả lờiXóa
  30. @Phúc: Bây giờ bọn mình đều là phụ huynh cả, sắp tới họp lớp, nhân ngày Nhà Giáo VN 20.11, có con trâu nho nhỏ tặng cô giáo Phúc mang về ăn Tết nè :)

    Ừ nghĩ đến hôm 20.11 các học sinh của Phúc đến thăm cô thì vui nhỉ. Cũng như tụi mình hồi xưa kéo nhau cả lớp đến thăm thầy cô, đứng ngồi đầy nhóc từ trong nhà ra ngoài sân.

    Mà lớp mình bây giờ những bạn nào theo nghề "gõ đầu trẻ" : Phúc, Bình, Hải, Ngà, Đào, Giao, Liệu ... ai nữa nhỉ?

    Thảo và tớ cũng tốt nghiệp ĐHSP nhưng không có duyên đi dạy học.

    Trả lờiXóa
  31. Nga cũng tham gia dạy học khoảng 10 năm, mỗi tội toàn gõ đầu thanh niên thôi(Y sĩ mà), nay "già" rồi hơi ít quá nên không nói to và nhiều được nữa...mình rất phục các cô giáo về khoản giảng bài và viết văn đấy, ai cũng viết rất hay.

    Trả lờiXóa
  32. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa