Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Чистые пруды

Thân tặng những người bạn đã học cùng tôi ở Trường Moris Thorez (Matxcova)

Nói đến Matxcova, ta hình dung ngay ra Quảng Trường Đỏ, Điện Kremlin, Đền thờ thánh Vasili Blazhenovo ... Những hình ảnh rất đỗi quen thuộc với những lưu học sinh Việt nam tại Nga. Đó là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, hoành tráng, ở giữa trái tim của một đất nước vĩ đại. Nhưng đối với mình, hình ảnh thân thương nhất mỗi khi nhớ về Matxcova lại là Чистые пруды (tạm dịch là Hồ Nước Trong được chăng?!).

Hồi mới sang Nga du học, năm 1985, ký túc xá sinh viên bọn mình ở ngay trung tâm thủ đô Matxcova, nhà 6/8 Petroverigskiy pereulok, cái ngõ nhỏ thông ra phố Bogdana Khmelnitskovo (từ năm 1990, phố này đổi lại theo tên cũ là Maroceika, vốn có từ thế kỷ 17). Từ đó ra Quảng Trường Đỏ chỉ khoảng 10 phút đi bộ. Mình hay vào Кремлёвский Дворец Съездов (Cung Hội nghị Kremlin) để xem balet, đơn giản vì gần, hơn nữa hầu như không thể nào mua được vé (và cũng không rủng rỉnh tiền) vào Большой Театр (Nhà Hát Lớn).

Маросейка, 17 - Дом Румянцевых
Suốt hai năm học đầu, trước khi KTX chuyển về Sokolniki, ngoài giờ học, mình đã đi dạo chơi lang thang đến thuộc lòng từng ngóc ngách ở đây. Khu này toàn là những phố nhỏ, yên tĩnh. Nhà không cao, thường 3-4 tầng, nhiều lắm chỉ 6-7 tầng. Có rất nhiều nhà cổ đẹp tuyệt vời, như ngôi nhà trong hình bên. Có nhiều vườn hoa nhỏ xinh xinh, và đặc biệt là vô cùng sạch sẽ và yên bình. Ở khu này trồng nhiều cây topol, một loài cây đẹp, thân cao, có điều vào mùa hoa nở, những sợi tơ từ hoa topol như những dúm bông nhỏ, bay đầy trong không khí, đậu xuống tóc, xuống vai áo, bay cả vào mũi, miệng, hơi khó chịu. Nhiều người bị dị ứng với thứ hoa này, giống như ở ta, khi trồng quá nhiều hoa sữa, mùi hoa sữa nếu thoang thoảng thì thích, chứ nồng quá thì gây khó chịu. Hồi đó mình hay nghịch bằng cách đốt đám sợi tơ topol bị gió vun thành từng lớp bên hè phố.

Từ phố Maroceika, đi xuôi xuống dốc là đến bến metro Ploshad Nogina (nay là Kitai-gorod). Từ đây, nếu đi thẳng một đoạn theo phố Ilinka là đến Quảng Trường Đỏ, còn nếu rẽ phải là ra Quảng Trường Lubianka. Nếu đi dạo, mình lại thường hay ngược lên dốc, đi một đoạn là tới phố Pokrovka, thẳng thêm chút nữa là đến Tchistye Prudy, nằm trên Tchistoprudny bulvard, một phần của Bulvarnoe Koltso.

Чистые Пруды (ист. Википедия)
Những buổi sáng chủ nhật dài lê thê tưởng như vô tận vì cô đơn, mình hay một mình đến đó, ngồi hàng tiếng đồng hồ, ngắm thiên nga và vịt trời bơi trong làn nước xanh (đôi lúc có màu xanh gần giống nước Hồ Gươm), chiêm ngưỡng cảnh thanh bình yên ả của ngày nghỉ cuối tuần. Những bà mẹ trẻ đẩy xe nôi đưa con đi dạo, các em bé nô đùa đuổi nhau trong công viên. Chốc chốc, xe điện chạy ngang qua gõ bánh lanh canh, rồi tất cả lại nhường chỗ cho tiếng cười lanh lảnh của lũ trẻ. Vài cặp tình nhân âu yếm nhau trên ghế đá dọc theo rặng liễu. Mấy cụ già ngồi đọc báo hay chơi cờ đô-mi-nô ...

Чистые Пруды (photosofia.ru)
Чистые Пруды (pokrovka.narod.ru)
Vào mùa đông, nước hồ đóng băng cứng, thanh niên kéo nhau ra trượt băng, chơi hokkey trên mặt hồ. Ven bờ, các em bé được các ông bố cho trượt sanki từ trên bờ dốc xuống lòng hồ. Còn khi xuân sang, lớp băng tuyết tan dần, từ dưới tuyết nhú lên hàng ngàn mầm xanh. Đầu tiên là podsnhezniki, trắng muốt và e ấp, rồi đến oduvantchiki khoe những cánh hoa vàng óng ả. Dù đã ở bên xứ lạnh nhiều năm, mỗi khi mùa xuân về, mình đều không khỏi sửng sốt trước sức sống mãnh liệt của cỏ cây nơi đây.
Подснежник (photoclub.by)

Одуванчики (www.artap.ru)
Ít ai biết rằng, vào thế kỷ 17, cái hồ này được gọi là Hồ Thối (Поганный Пруд), vì đây là nơi xả chất thải của các lò mổ và hàng thịt có rất nhiều ở khu này. Ngày nay gần đó vẫn có phố Мясницкая (Hàng Thịt). Từ đầu thế kỷ 18, hồ được nạo vét, làm sạch, và từ đó có tên là Чистые Пруды (Hồ Sạch - mình thích gọi là Hồ Nước Xanh hơn).

Gắn liền với những kỷ niệm về Tchistye Prudy là ca khúc cùng tên do Igor Talkov thể hiện. Đã nhiều năm kể từ khi xa Matxcova, mình lại lặng người mỗi khi nghe ca khúc này.


 
                     ЧИСТЫЕ ПРУДЫ
                     Композитор: Давид Тухманов
                     Испольнитель: Игорь Тальков

                     У каждого из нас на свете есть места,
                     Куда приходим мы на миг отъединиться,
                     Где память, как строка почтового листа,
                     Нам сердце исцелит, когда оно томиться.

                     Чистые пруды застенчивые ивы,
                     Как девчонки смолкли у воды,
                     Чистые пруды, веков зеленый сон,
                     Мой дальний берег детства,
                     Где звучит аккордеон.

                     И я спешу туда, там льется добрый свет,
                     И лодки на воде как солнечные пятна,
                     Отсюда мы с тобой ушли в круженье лет,
                     И вот я снова здесь, и ты придешь обратно!

                     Чистые пруды застенчивые ивы,
                     Как девчонки смолкли у воды,
                     Чистые пруды, веков зеленый сон,
                     Мой дальний берег детства,
                     Где звучит аккордеон.

                     Однажды ты пройдешь бульварное кольцо,
                     И в памяти твоей мы встретимся, наверно,
                     И воды отразят знакомое лицо,
                     И сердце исцелят и успокоят нервы.

                     Чистые пруды застенчивые ивы,
                     Как девчонки смолкли у воды,
                     Чистые пруды, веков зеленый сон,
                     Мой дальний берег детства,
                     Где звучит аккордеон.

                     У каждого из нас на свете есть места,
                     Что нам за далью лет все ближе, все дороже,
                     Там дышится легко, там мира чистота,
                     Нас делает на миг счастливее и моложе.

                     Чистые пруды застенчивые ивы,
                     Как девчонки смолкли у воды,
                     Чистые пруды, веков зеленый сон,
                     Мой дальний берег детства,
                     Где звучит аккордеон.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Đánh cá lậu và Lao động chui

Mình viết bài này từ ngày 18 tháng 8, nhưng suốt mấy tuần qua trang Blogger bị trục trặc. Hôm nay mới post lên được.

Ở ta vừa xảy hai vụ việc khá tương đồng, nhưng ở hai thái cực trái ngược nhau. Hai sự kiện mà việc phân tích, mổ sẻ nguyên nhân, hậu quả đã, đang và sẽ làm tốn khá nhiều giấy bút mực.

Vụ thứ nhất:
Philippines chuẩn bị xét xử 122 ngư dân Việt Nam

Theo các gia đình ngư dân, 122 ngư dân Việt Nam trên dự kiến đi sang Philippines đánh bắt hải sản theo hợp đồng kinh tế giữa Doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long của Việt Nam và Công ty Premiere International Interfishing của Philippines. Tuy nhiên, các tàu cá và ngư dân nói trên đã đi vào vùng biển của Philippines trong khi chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết nên đã bị bắt giữ.

Cảm thông với ngư dân ta, vì cuộc sống mà phải lặn lội sang tận bên đó làm thuê. Nhưng quả thật mình vi phạm lãnh thổ người ta, đánh bắt lậu hải sản ở biển người ta, thì người ta bắt và xét xử là đúng. Nếu là ở ta, ta cũng phải làm như thế thôi. Âu cũng là bài học cho tất cả.

Trong hoàn cảnh này, thiết nghĩ những việc cần phải làm là :
  • Bộ Ngoại giao VN nên có các biện pháp ngoại giao tác động lên phía Philippines để giảm mức án xuống thấp nhất có thể.
  • Cần có biện pháp xử phạt đối với những doanh nghiệp «đem con bỏ chợ», đưa người lao động đi làm thuê mà không lo thủ tục pháp lý đầy đủ kịp thời. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần cho ngư dân, nếu quả những thông tin trên là chính xác.
  • Tăng cường thông tin để bà con ngư dân hiểu rõ luật pháp, tránh vi phạm tái diễn.

Vụ thứ hai:
Công nhân Trung Quốc làm việc không phép tại Cà mau

Thực ra vấn đề này không mới, công nhân TQ (kể cả lao động phổ thông, đào đất vác đá ... đầy ra ở Tây nguyên đó), dư luận đã lên tiếng từ lâu, báo chí cũng đã mổ xẻ, phân tích lợi hại từ nhiều góc độ xã hội, kinh tế, quốc phòng. Nhưng lần này ồn ào hơn, vì quy mô của nó.

Cũng như mọi khi, các cơ quan liên đới bắt đầu đùn đẩy quả bóng trách nhiệm.
Có ông quan chức hàng đầu ở Cà Mau nói ông không được nghe báo cáo, không biết chuyện có nhiều lao động TQ làm việc «chui» ở tỉnh ông đến thế. Quái lạ! Cả ngàn con người chứ có phải cái kim đâu, ông phải biết chứ, ít ra là từ chủ trương an ninh quốc phòng. Hay vì đây là người TQ, vấn đề «nhạy cảm», nên ông không dám phát biểu vội vàng?

Rồi một số ông quan chức khác ở Cà Mau và Bộ LD-TB-XH cũng phát biểu búa xua, nào là công nhân TQ họ ăn ít làm nhiều, làm khỏe lương thấp, kỷ luật cao lại không kén việc, nào họ ăn ở trong khu vực riêng biệt không gây lộn xộn, nào là các cơ quan quản lý đến công trường thanh kiểm tra họ không cho vào, nên không nắm được có bao nhiêu người làm chui .... Lại càng lạ hơn nữa! Có ở đâu trên thế giới lại có chuyện chính quyền sở tại không được phép kiểm tra, kiểm soát lao động nước ngoài? Còn chuyện an ninh trật tự, chắc mấy ông Cà Mau chờ xảy ra chuyện công nhân Tàu vác gậy đánh dân ta như ở Thanh Hóa thì mới bắt đầu tính? Còn cái kiểu bao biện «Nhà thầu nước ngoài tuyển người TQ sang làm vì công nhân họ nhận lương ít chăm làm không kén việc» thì thật là hết thuốc chữa. Xin nói thẳng là có ngu đến mấy cũng có thể hiểu được rằng nếu TQ họ muốn đưa người vào nước ta, thì có là «công nhân tình nguyện» làm không công, họ cũng bố trí được. Các ông quan chức nhà ta có sang bên TQ mà hỏi vợ con mấy ông công nhân Tàu xem ở nhà có nhận được lương chồng/cha họ làm ở VN không? Nhận được bao nhiêu? Đến việc kiểm tra, thống kê và xử lý số lao động chui ở cái công trường con con mà bao lâu nay không xong, để cho số lao động chui đó ngày càng đông thêm, các ông hy vọng Nhà thầu nước ngoài họ tự nguyện báo cho các ông số tiền họ thực trả cho công nhân của họ chắc? Và các ông có biết có bao nhiêu người VN cũng chỉ muốn được đào đất vác đá kiếm 50-100 ngàn đồng mỗi ngày, để có bát cơm đưa vào miệng không?

Vi phạm thì rõ rồi, vậy xử lý thế nào? Còn thế nào, cứ theo luật mà làm! Ấy thế mà ý kiến cũng lắm vẻ.

Có ông hùng hồn tuyên bố, phải trục xuất ngay những lao động nước ngoài làm việc không phép. Đúng quá còn gì! Hơn thế nữa, chúng ta chỉ nên cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào VN thực hiện những công việc đòi hỏi tay nghề cao, nhiều chất xám, mà ở ta không có, hoặc còn thiếu người làm. Văn bản pháp luật của VN về việc này cũng khá đầy đủ và chặt chẽ. Mình làm cho một VPĐD một công ty nước ngoài (châu Âu) tại Hà Nội. Trước đây, ông nước ngoài là Trưởng Đại diện nghiễm nhiên được cấp giấy phép lưu trú trong thời gian làm việc tại VN. Bây giờ không như thế, ông ta phải xin giấy phép lao động đã, rồi mới được xin lưu trú. Còn những nhân viên nước ngoài khác ở VPĐD thì từ xưa đến nay vẫn phải xin giấy phép lao động. Mà đừng có mơ xin phép để làm việc tạp vụ nhá! Vậy thì vì lẽ gì ta lại phải cấp giấy phép lao động cho hàng ngàn anh Tàu sang tranh việc đào đất, trộn bê tông của dân VN ta? Rồi sắp tới là tranh việc trồng lúa trồng khoai của nông dân ta chăng? Xin bổ sung thêm, còn cần phải đưa ra những quy định chặt chẽ hơn trong việc đấu thầu và xét thầu quốc tế, để nhà thầu nước ngoài phải cam kết ưu tiên sử dụng lao động VN, kể cả việc tổ chức đào tạo tay nghề cho họ.

Đối với nhà thầu nước ngoài vi phạm luật, trong trường hợp này là Luật Lao động, nên có những biện pháp xử phạt mạnh, đủ sức răn đe, chứ kiểu phạt 20 triệu đồng thì khác gì gãi ghẻ cho voi. 20 triệu đồng, chứ 20 tỷ đồng cũng chả nhằm nhò gì, có khi họ cũng cười hì hì đem nộp, nếu ta buông xuôi bỏ qua những vi phạm (có thể) làm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Cũng lại có ông quan chức nói "chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này”.  Thất kinh! Họ vi phạm rành rành ra đấy, tại sao không trục xuất? Ý của ông này hẳn là cứ để họ làm việc tiếp, hôm trước không có phép, giờ sẽ cấp phép bổ sung cho hợp lệ,  ờ thì hôm qua họ có vi phạm, phạt chút tiền thôi, mai cấp phép rồi, đâu còn vi phạm nữa. Thế là yên chuyện! Bó tay.com! Hoặc giả ông tính chuyện chưa trục xuất, mà GIAM họ lại để điều tra xét xử ra tòa như Philippines họ làm với ngư dân ta ở trên. Ông mà đủ dũng cảm làm được như thế thì dân VN đội ơn ông lắm lắm.

Ông quan này chắc không biết vụ hơn trăm ngư dân ta cũng vi phạm gần tương tự như thế, đang bị giam giữ (xin nhấn mạnh là ĐANG BỊ GIAM) và đang phải đối mặt với án tù bên Philipinnes, hoặc ít ra cũng bị trục xuất, chứ chẳng ai cho mình tiếp tục đánh bắt cá trên vùng biển của họ. Ông nên sang bên đó, hoặc sang Singapore, Malaysia thử làm chui ít bữa xem họ xử lý ông thế nào!

Tóm lại là ngô nghê không thể tưởng tượng nổi. Nhưng mình không nghĩ các ông ấy ngu ngơ. Các ông ấy giả vờ ngu ngơ thôi, để lòe đám dân đen mà các ông ấy nghĩ là ngu.

Mình chưa bao giờ đến Cà Mau, nhưng đọc tin tức trên báo về vụ này, chợt hình dung ra những cánh đồng bất tận, những cánh rừng bất tận, nhưng không hoang vắng như trong truyện, trong phim, mà đầy nhóc nông dân công nhân đang làm việc miệt mài. Và thấy họ nói chuyện với nhau toàn bằng tiếng ... Tàu.


Cập nhật:

Chiều nay, thứ bảy ngày 27 tháng 8 năm 2011, có thông tin:

(Nguồn: vnexpress.net)

Philippines thả 122 ngư dân Việt Nam

Tòa án tỉnh Palawan của Philippines hôm qua ra quyết định thả ngay 85 ngư dân Việt Nam trong ngày, số người còn lại sẽ hoàn tất nốt thủ tục và được thả vào thứ tư tuần tới.

Thông tin trên được Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết, đăng trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam, sau phiên xét xử hôm qua.
Các ngư dân chưa được thả hôm qua cần hoàn tất nốt một số thủ tục giấy tờ liên quan đến chứng cứ động vật quí hiếm tìm thấy trên tàu và sẽ được thả sau.
Bảy thuyền của ngư dân của Việt Nam đã được Tòa án giao lại cho phía chính quyền quản lý trong thời gian chờ đợi quyết định cuối cùng của phía chính quyền.
Đại sứ quán Việt Nam cùng các chủ tàu sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng cấp tỉnh và cấp quốc gia của Philippines để các tàu này sớm được trao trả cho các chủ tàu và ngư dân Việt Nam.
Trong thời gian tới, Đại sứ quán sẽ làm việc với các cơ quan chức năng của Philippines để hoàn tất các thủ tục xuất cảnh nhằm giúp 122 ngư dân về nước đoàn tụ với gia đình vào thời điểm sớm nhất có thể.
Các ngư dân nói trên đi khai tác thủy hải sản theo hợp đồng với một công ty của Philippines và bị tạm giữ từ ngày 30/5 với cáo buộc đi vào lãnh hải của quốc đảo này.
(Hết đoạn trích)

Xin cảm ơn chính quyền Philippines. Mừng cho bà con ngư dân ta sắp được đoàn tụ với gia đình, cho dù sắp tới vẫn còn nhiều khó khăn, do tàu thuyền, ngư cụ vẫn đang bị tạm giữ.


Tiếp tục cập nhật

Nguồn: vnexpress.net (chủ nhật, 28.08.2011)

'Hợp thức hóa' lao động Trung Quốc không phép

Làm việc với nhà chức trách, một số nhà thầu Trung Quốc hứa đưa lao động phổ thông về nước nhưng lại xin gia hạn thời gian lập thủ tục cấp phép cho động làm việc không phép trên công trình nhà máy đạm Cà Mau.> Chưa xử lý xong lao động Trung Quốc làm việc không phép/ 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại Cà Mau
Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, quá thời gian yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trường nhà máy đạm ở xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) mà những người này vẫn làm việc bình thường nên UBND tỉnh đã có cuộc họp với Ban Quản lý Cụm Công nghiệp Khí điện đạm Cà Mau cùng ngành chức năng của tỉnh để xử lý.

Công trình nhà máy đạm Cà Mau, nơi bị ngành chức năng phát hiện có rất nhiều lao động Trung Quốc làm việc không phép. Ảnh: Thiên Phước

Số lao động này khoảng 90 người, nếu có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông cho các công việc đơn giản như sắp đá, đẩy cát, lát gạch vỉa hè… thì nhà thầu có thể tuyển lao động Việt Nam tại địa phương. Tuy nhiên trong buổi làm việc này, các nhà thầu Trung Quốc xin gia hạn thêm hai tháng để lập thủ tục cấp phép cho những lao động bị phát hiện chưa có phép. Song yêu cầu này không được chấp nhận bởi theo tiến độ xây dựng thì khoảng hai tháng nữa nhà máy đạm Cà Mau sẽ hoàn thành để tiến đến việc chạy thử, nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, trước chủ trương không đồng ý cho gia hạn, các nhà thầu đã nhanh chóng bổ sung gần như đầy đủ giấy tờ liên quan đến lĩnh vực tư pháp của những lao động không phép. Do đang là cuối tuần nên UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các nhà thầu đưa lao động Trung Quốc làm việc không phép đi khám sức khỏe trong hai ngày đầu tuần (29-30/8) để khẩn trương bổ sung giấy tờ dứt điểm vào hồ sơ xin cấp phép chứ không thể dùng dằng kéo dài thời gian.
Gần một tháng trước, qua kiểm tra của ngành chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện trên công trình xây nhà máy đạm Cà Mau có trên 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép. Đây là lần thứ tư nhà chức trách phát hiện lao động nước ngoài làm việc không phép với số lượng lớn nên UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu phải xử lý dứt điểm vào ngày 19/8.
Qua phân loại, các nhà thầu báo rằng có khoảng 600 lao động phải lập thủ tục xin cấp phép, số công nhân còn lại có thời gian làm việc dưới ba tháng nên theo nguyên tắc không phải xin cấp phép.
Thiên Phước

(Hết đoạn trích)

Mình chỉ thắc mắc mấy điều
1.  "Qua phân loại, các nhà thầu báo rằng có khoảng 600 lao động phải lập thủ tục xin cấp phép",  đây là số liệu nhà thầu - DN TQ - họ tự cung cấp (có chính xác không?), vậy số liệu của cơ quan quản lý thế nào?
2. Cứ cho là có 600 lao động không phép, đến nay còn "khoảng 90 người ", vậy là số hơn 500 người kia đã được "hợp thức hóa" nhanh chóng trong vài tuần qua? Trong đó có bao nhiêu lao động phổ thông?
3. Với số "khoảng 90 người" này - thực chất là lao động phổ thông - "UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các nhà thầu đưa lao động Trung Quốc làm việc không phép đi khám sức khỏe trong hai ngày đầu tuần (29-30/8) để khẩn trương bổ sung giấy tờ dứt điểm vào hồ sơ xin cấp phép chứ không thể dùng dằng kéo dài thời gian". Nghe thì có vẻ nghiêm túc, nào là không đồng ý gia hạn, nào là khẩn trương chứ không thể dùng dằng .... Thực chất là chính quyền đang làm mọi cách để nhanh chóng "hợp pháp hóa" số lao động phổ thông TQ đang làm việc không phép ở NM đạm Cà Mau (nghĩa là sau khi họ ĐÃ VI PHẠM pháp luật hiện hành của VN), trái với Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Cần nói thêm là thực trạng lao động nước ngoài không phép không phải chỉ có ở Cà Mau, mà có ở rất nhiều các công trình do nhà thầu nước ngoài thi công (chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc) ở khắp mọi nơi trên đất nước ta.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Tàu điện ngầm ở Mátxcơva

Mấy bữa trước ngồi soạn lại mớ giấy tờ cũ, tình cờ thấy cái sơ đồ các tuyến tàu điện ngầm Mátxcơva mà mình mua từ thời sinh viên du học bên Nga. Những ký ức tươi đẹp ùa về.



Từ lâu đã muốn viết về hệ thống tàu điện ngầm ở Nga. Cái sơ đồ giữ được từ xưa đã quá cũ và nhàu nát, mình vào mạng tải về sơ đồ mới (xem hình), so sánh đối chiếu thấy TĐN Mátxcơva đã thay đổi rất nhiều so với hai chục năm trước. Thứ nhất là có thêm nhiều tuyến đường mới, những tuyến đã có trước đây cũng nối dài thêm ra, tạo thành một mạng lưới phủ khắp mọi ngóc ngách của thủ đô Mátxcơva rộng lớn. Thứ hai là có nhiều ga TĐN đã đổi tên, như ga Dzerzhinskovo đổi thành Lubianka, ga Ploshad Nogina đổi thành Kitai-gorod ...

Những ai đã đến Mátxcơva và đi TĐN ở đây, đều phải thừa nhận TĐN Mátxcơva là một trong những hệ thống TĐN lớn nhất thế giới. Từ một tuyến duy nhất khánh thành ngày 15 tháng 5 năm 1935 với 10 ga  từ Sokolniki đến Park Kultury, TĐN Mátxcơva ngày nay có 12 tuyến đường (chiều dài tổng cộng hơn 300 km), 182 ga đang hoạt động và gần 30 ga đang được xây dựng vào thời điểm hiện tại; mỗi ngày chuyên chở hơn 10 triệu lượt hành khách.

TĐN Mátxcơva có lẽ cũng là hệ thống TĐN đẹp nhất thế giới. Ngoại trừ những ga mới xây dựng sau này (có nhiều ga ở ngoại ô là ga nổi trên mặt đất) có thiết kế theo kiểu hiện đại, với vật liệu chính là kim loại và kính, các nhà ga được xây dựng trong các thập niên 30-70 của thế kỷ 20 (đa phần ở trung tâm thành phố), đều là những công trình kiến trúc đặc sắc, nhiều ga giống như những cung điện ngầm dưới lòng đất.

Ga Arbatskaya (ảnh sưu tầm)

Ga Komsomolskaya (ảnh sưu tầm)

Ga Mayakovskaya (ảnh sưu tầm)

Các ga TĐN ở đây được bố trí hợp lý, gần những địa điểm đông người đi lại như ga đường sắt, quảng trường, trung tâm thương mại, ... Mỗi ga đều có nhiều lối lên xuống, từ hai đầu ga và từ giữa ga. Các tuyến đường liên kết với nhau bằng một hệ thống hầm chuyển rất thuận tiện (tuy phải đi bộ hơi nhiều). Ở trung tâm, có nơi đến 3-4 tuyến giao cắt nhau (ở những độ sâu khác nhau), và hành khách có thể dễ dàng chuyển từ tuyến này sang tuyến khác. Hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo ... khá đầy đủ, thuận tiện. Trong các đường hầm bộ hành dài dằng dặc dưới lòng đất, người ta vẫn có thể mua được đủ mọi thứ: hoa tươi, báo chí, nước uống, bánh trái ... thậm chí cả nghe các nhạc công đường phố biểu diễn.


Nữ nông trang viên (ảnh sưu tầm)
Có những ga tàu điện ngầm nằm rất sâu, từ trên mặt đất phải đi 2-3 lần cầu thang trượt mới xuống đến nơi. Tuy ở sâu dưới đất, nhưng không có cảm giác nặng nề, vì ga TĐN rất sáng sủa và đặc biệt là được thông gió rất tốt. Ấn tượng nhất là có nhiều tuyến đường chạy ngầm dưới lòng sông Mátxcơva. Tuy nhiên những tuyến mới thường được làm cầu đi nổi qua sông, để tiết kiệm chi phí đào đường hầm.

Trong vòng mấy chục năm trời, giá vé một lần đi tàu điện ngầm được Nhà nước ấn định là 5 kô-pếch (1 rúp = 100 kô-pếch). Sinh viên tụi mình thường mua vé tháng, chỉ còn khoảng 60-70% giá chính thức vốn đã rất rẻ. Để dễ hình dung, học bổng sinh viên VN được nhận hồi đó (1980-1990) là 90 rúp. Lương bình quân của người lao động ở Mátxcơva là khoảng 200 rúp. Điều khác biệt lớn nhất của TĐN ở Nga so với nhiều nước khác trên thế giới là ở Nga, giá vé không phụ thuộc vào khoảng cách mà bạn di chuyển bằng TĐN, có nghĩa là một khi đã lên tàu, bạn có thể đi đến bất cứ bến nào, đi cả ngày trên tàu cũng được, chỉ với ... 5 kô-pếch. Đó là một đặc điểm của chế độ bao cấp còn sót lại đến tận bây giờ, mặc dù giá vé TĐN hiện nay không còn rẻ nữa: 28 rúp/một lần (khoảng gần 1 usd). Để so sánh, lương bình quân của người lao động ở Mátxcơva năm 2011 là khoảng 40.000 rúp.

Một đoàn tàu chạy tuyến 1 (tuyến đường màu đỏ Sokolniki - Park Kultury). Ảnh sưu tầm.

Mỗi đoàn tàu thường có 6-8 toa, mỗi toa có khoảng 50 chỗ ngồi và khoảng 100-120 chỗ đứng. Tốc độ trung bình 45-50 km/h. Vào giờ cao điểm, cứ 1-2 phút lại có 1 đoàn tàu vào ga. Tàu chạy khá êm, nhưng cũng phải nói rằng rất ồn. Cho nên hễ lên tàu là mình ít nói chuyện và hay đọc sách, thường tranh thủ làm bài tập hoặc ôn bài trên đường đến trường. Có lẽ vì thế mà từ năm thứ 2 phải đeo hai cái đít chai lên mắt :). Hồi mình mới sang, ký túc xá ở gần ga Dzerzhinskovo. Sau năm thứ 2, KTX chuyển về Sokolniki. Trường học ở Park Kultury, nên bọn mình đi học bằng TĐN rất tiện lợi và nhanh. Khái niệm "gần" cũng là tương đối. "Gần" nghĩa là trong phạm vi 1-2 bến xe buýt, có thể đi bộ. Bên kia người ta đi bộ nhiều. Không như ở VN, ra khỏi cửa là leo lên xe máy, nhiều khi chạy ra chợ vài trăm mét cũng đi xe máy.

Còn chuyện vui vui này nữa.
Có lần mình hỏi chuyện một ông người Việt sang đó làm ăn, rằng ông ở đâu trong thành phố. Đáp: tôi ở gần ga TĐN "cái gáo". Lục tung trí nhớ xem cả Mátxcơva có ga nào như vậy. Nghĩ mãi không ra. Nghe ông kia giải thích, mình mới hiểu đó là ga Frunzenskaya. Chả là chữ cái đầu tên ga đó là Ф, viết tiếng Nga hơi giống hình cái gáo múc nước. Vì vậy mà nhiều người Việt không biết tiếng Nga cứ gọi là ga "cái gáo" hay "cán gáo". Đúng là đi ra thế giới mà không biết ngôn ngữ của người ta thì thật khổ. Nhưng cũng thấy thú vị trước sự "linh hoạt" của dân ta./.

Chính biến tháng Tám 1991

Mình đi du học ở Liên Xô đúng vào thời kỳ ông Mikhail Gorbachev, TBT ĐCSLX, Tổng thống (đầu tiên và cuối cùng) của Liên Bang Xô Viết, đang tiến hành công cuộc "cải tổ" (perestroika). Ông Gorbachev không hẳn là từ bỏ CNCS, mà muốn thực hiện cải cách dân chủ, nhằm xây dựng một xã hội nhân văn, minh bạch, một CNXH "có bộ mặt người", theo cách nói của báo chí xô viết thời đó. Chính sách đổi mới của ông Gorbachev được dân chúng ủng hộ, nhưng phần nào làm nền kinh tế vốn trì trệ từ nhiều năm trước đó giờ lâm vào suy thoái, làm suy yếu thể chế chính trị, dẫn tới việc một số nước cộng hòa (nhất là 3 nước vùng Bantic - Litva, Latvia và Estonia) công khai đòi thoát ly khỏi chính quyền liên bang. Vì thế, perestroika vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhóm "bảo thủ" trong ban lãnh đạo ĐCSLX.

Mikhail Gorbachev - 1987 (nguồn: Wikipedia)

Ngày 19 tháng 8 năm 1991, khi xảy ra cuộc đảo chính ở Mátxcơva, mình mới tốt nghiệp Đại học, còn chưa về nước. Hôm đó mở TV như thường lệ, thấy các kênh đều trống trơn. Mãi hôm sau, khi TV phát sóng trở lại, mới biết một nhóm các nhà lãnh đạo ĐCSLX tuyên bố bãi nhiệm ông Gorbachev và giành lấy quyền lãnh đạo đất nước. Trong khi ông Gorbachev gần như bị giam lỏng ở Foros (Crưm), nơi ông đi nghỉ hè, thì ông Yanayev Gennađi được cử làm Tổng thống tạm quyền.

Những người lãnh đạo cuộc đảo chính.
Ông Yanayev Gennađi ngồi thứ hai từ phải sang.
(nguồn: internet)

Ngay lập tức, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện chúc mừng "đồng chí" Yanayev. Hình như trên báo chí VN còn kịp đăng tiểu sử và bài viết ca ngợi ông  "Tổng thống ba ngày".

Tổng thống Nga Yeltsin phát biểu trước cuộc biểu tình
(nguồn: internet)

Những người làm đảo chính lật đổ ông Gorbachev có lẽ đã bỏ sót một nhân tố vô cùng quan trọng, đó là quyền lực của ông Boris Yeltsin, người trước đó không lâu đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga. Đó là cuộc bầu cử toàn dân, chứ không phải do Quốc hội bỏ phiếu. Ông Yeltsin cũng được sự ủng hộ của nhiều tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, công an, an ninh. Đáp lời kêu gọi của Tổng thống Nga, hàng trăm ngàn người dân Mátxcơva đã xuống đường biểu tình, đòi tự do dân chủ, ủng hộ ông Gorbachev, phản đối những người đảo chính. Họ bảo vệ tòa nhà Quốc hội khi quân đội phe đảo chính đưa xe tăng vào thành phố, bao vây đài truyền hình, các cơ quan nhà nước, trụ sở cơ quan an ninh ...

Xe tăng tiến vào thủ đô Mátxcơva ... (nguồn: internet)

... nhưng bị người biểu tình bao vây (nguồn: internet)
Quân đội và lực lượng đặc nhiệm Alpha từ chối nổ súng vào quần chúng nhân dân. Sau này, ông Yanayev nói rằng họ (những người lãnh đạo đảo chính) đã không ra lệnh nổ súng, chứ không phải quân đội và an ninh bất tuân lệnh. Đâu là sự thật, chúng ta không được biết. Chỉ biết rằng những người biểu tình đã chiến thắng.

Mấy hôm sau, khi nhóm đảo chính đã bị bắt giữ, tình hình đã tạm ổn, mình mới vào trung tâm thành phố chơi. Lên khỏi ga metro Dzerzhinskovo (nay là ga Lubianka), định ghé vào Detskiy Mir (cửa hàng "Thế giới trẻ em") mua quần áo, thì thấy dân chúng ùn ùn kéo đến đứng kín Quảng trường Lubianka. Đành ghé vào vườn hoa nhỏ gần quảng trường ngồi chơi. Vừa lúc đó, thấy dân chúng reo hò vang dội, hóa ra ông Yeltsin đến, phát biểu trước công chúng biểu tình. Mình đứng rất xa nên chẳng nghe thấy gì. Sẵn máy ảnh, vừa bấm vài pô thì một thanh niên cao lớn, tóc ngắn, râu ria cạo nhẵn nhụi, khoác chiếc áo da, tiến đến. Anh ta lật nhanh ve áo cho mình xem cái thẻ nhân viên an ninh, hỏi tại sao chụp ảnh. Mình bảo tôi là sinh viên VN tốt nghiệp sắp về nước, chẳng quan tâm gì đến chính trị, nhưng thấy cảnh tượng náo nhiệt vui quá nên chụp vài cái kỷ niệm. Anh ta nói chắc lại chụp ảnh bán cho báo nước ngoài chứ gì, bán mấy cái ảnh này chắc kiếm nhiều tiền lắm. Bây giờ ở ta cái kiểu nói thế này nghe quen quen, nhưng lúc đó mình hơi ngạc nhiên, vì đâu có biết gì về báo với chí, vả lại ma nào thèm mấy cái ảnh đen trắng chụp máy Zenhit amateur của mình, mà lại chụp từ xa, chẳng rõ mặt ai với ai. Thế mà tay an ninh đòi tháo phim nộp cho nó, không thì phạt tiền. Mình cũng hốt, nên đưa cuộn phim. Ngay lúc đó có một nhóm dân biểu tình đi ngang, một bà trung niên thấy vậy, dừng lại, chỉ thẳng vào mặt tay an ninh, chửi: "Thằng khốn! Giờ này mà mày còn tính chuyện tống tiền à?". Tay an ninh lỉnh liền, nhưng nó đã kịp rút tung cuộn phim của mình.

Dỡ bỏ tượng Felix Dzerzhinskiy
(Nguồn: internet)
Điều khiến mình vô cùng sửng sốt là người dân Nga (Liên Xô nói chung) vốn hiền lành và thường sợ công an, đặc biệt sợ cơ quan an ninh. Thế mà bà kia dám chửi tay an ninh té tát không kịp vuốt mặt. Mình hiểu rằng xã hội Nga đã đổi khác kể từ những ngày chính biến này. Hôm đó, người dân Nga đã dỡ bỏ bức tượng khổng lồ của Dzerzhinskiy ở Quảng trường Lubianka, ngay trước tòa nhà trụ sở KGB. Felix Dzerzhinskiy là cánh tay phải của Lê-nin, là người đứng đầu NKVD (tiền thân của KGB - cơ quan an ninh Liên Xô), là biểu tượng của bàn tay sắt диктатура пролетариата (chuyên chính vô sản), mà ở Nga lúc đó người ta gọi là "красный террор" (khủng bố đỏ).

Sau đó, ông Gorbachev quay về Moscow, nhưng uy tín và quyền lực của ông đã suy giảm nhiều. Ít lâu sau, tổng thống ba nước Nga, Ukraina và Belarus (các ông Yeltsin, Kravchuk và Shushkevitch) họp kín và đưa ra quyết định chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết. Ông Gorbachev trở thành Tổng thống cuối cùng của Liên Xô. Sự sụp đổ của Nhà nước xô viết là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong lịch sử thế giới hiện đại nói chung, và với VN nói riêng.

Dễ hiểu vì sao sau vụ chính biến tháng 8 năm 1991, lãnh đạo nước Nga tỏ ra lạnh nhạt với Việt nam, những người đã "sốt sắng" ủng hộ ông Yanayev. Sự sụp đổ của Liên Xô, một đất nước đã dành cho VN những sự ủng hộ vật chất và tinh thần vô cùng to lớn trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ và cả những năm sau thống nhất, mà nhân dân VN không bao giờ quên, khiến cho ĐCSVN không còn chỗ dựa. Và thế là những kẻ đã xua quân xâm lược nước ta năm 1979, đánh phá ta liên tục ở biên giới phía Bắc cho đến tận 1989, tàn sát bộ đội Hải Quân ta ở Trường Sa 1988 ... mới hôm qua còn là "thằng", là "giặc", là "bè lũ bành trướng bá quyền" ... nay thoắt cái trở thành "anh em", thành "đồng chí 4 tốt". Gớm thay cái lưỡi không xương!

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Cái biển cấm xe

Vừa vào trang boxitvn.net, đọc được bức thư của ông Đỗ Trường, Việt Kiều ở Đức, gửi người bạn trong tù – tức là ông TS Cù Huy Hà Vũ, người vừa bị Tòa phúc thẩm tuyên y án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc.
Bức thư dài, có thể xem ở đây.

Mình rất ấn tượng với đoạn trong bức thư trên kể về ông Cựu Thủ tướng Đức Schröder,  nên mạn phép tác giả copy nguyên văn đoạn ấy về đây. 

Anh có lẽ là người đặt viên gạch đầu tiên thực thi cái quyền cơ bản nhất của con người (VN) mà bấy lâu nay nó chỉ nằm trên giấy. Anh kiện người đứng đầu chính phủ vì anh thấy việc làm của họ là sai, đi ngược với quyền lợi của nhân dân, đất nước. Có lẽ cả nước bị bóp, thiến cái dạ dày, bao tử đã quá lâu, nên khi chúng ta có một chút no đủ, tính ích kỷ trỗi dậy chỉ lo ki cóp, bảo vệ cái nhỏ nhoi đó. Do vậy những việc làm của anh họ cho là chập chập cheng cheng, không bình thường, nhưng với người ít am hiểu  luật pháp như tôi, hay những bà bán rau, bán bánh mì ở Đức này đều cho là rất bình thường.
Đầu năm 1999 ông Schröder vừa lên nhậm chức Thủ tướng CHLB Đức, ông và cơ quan An ninh bị bà bán bánh mì và rau hoa quả (ở gần nhà riêng của ông) kiện lên Tòa án thành phố Hannover vì can tội dán biển cấm dừng xe ô tô trước cửa hàng của bà, làm trở ngại đến việc buôn bán, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bà, và khách hàng.

Mặc dù thành phố và cơ quan An ninh xin đổi cho bà một cái cửa hàng khác đẹp hơn và đền bù thiệt hại. Nhưng bà không chịu, vì gắn bó cửa hàng này đã lâu và có nhiều khách quen thuộc bà ưa thích. Không biết do sợ thua kiện hay vì tình hàng xóm, ông Thủ tướng Schröder đã cho tháo biển cấm dừng xe, và vợ ông đã trực tiếp đến xin lỗi bà bán bánh mì. Sau này người ta thấy vợ chồng ông Thủ tướng vẫn thường xuyên đến mua bánh, hoa quả của bà. Báo chí thời gian đó nghiêng hẳn về phía bà bán bánh mì. Người ta lý luận cửa hàng có trước khi ông Schröder làm Thủ tướng và có cái bảng cấm kia, làm thế nào bảo vệ tốt cho ông Thủ tướng là nhiệm vụ của cơ quan An ninh, nhưng không được làm ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần người dân.

Đây là sự việc có thật, ông Schröder nay không còn làm Thủ tướng nữa, nhưng vẫn thường xuyên sang Việt Nam, tôi cũng mong có nhà báo nào đó gặp phỏng vấn, xem ông nói gì.

(Hết đoạn trích)

Câu chuyện này chúng ta nên đọc để biết, để nói cho thế hệ sau biết: ở một đất nước dân chủ thực sự thì quyền con người được tôn trọng như thế nào, và bản thân mỗi con người ở đó cũng phải ý thức được quyền (và nghĩa vụ) công dân của họ đến mức nào.

Mình biết chuyện một kỹ sư người Đức sang Hà Nội công tác khoảng 6 tháng. Lương do bên nước ngoài trả. Về nước rồi, hết năm, anh ta khai báo và nộp thuế thu nhập cá nhân cho Cơ quan thuế Đức. Thuế vụ Đức yêu cầu anh ta sang VN mà nộp thuế TNCN cho Cơ quan thuế VN, vì thu nhập đó phát sinh trong thời gian anh ta lưu trú tại VN. Anh chàng kỹ sư phải chuyển tiền, nhờ người quen ở Hà Nội nộp thuế, rồi gửi Biên lai sang Đức. Họ minh bạch đến thế, hỏi tại sao xã hội của họ không giàu có, văn minh.

Ông Thủ tướng quyền cao chức trọng ở một nước tư bản (như tụi mình được học hồi xưa là “tư bản giãy chết”) mà còn làm được vậy, lẽ nào các quan chức ta, ở một đất nước cộng sản, một “Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” lại không làm được như thế, thậm chí là hơn thế.  Nhỉ?

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

JOE DASSIN (3)

Joe Dassin cùng Mireille Mathieu là hai ca sỹ Pháp rất nổi tiếng và được yêu thích ở Liên xô thời bấy giờ. Họ đã nhiều lần sang biểu diễn ở Moscow, nhưng hồi đó mình chưa đi du học. Mình chỉ được nghe một concert vô cùng ấn tượng của Didier Maruani và băng nhạc Space trước một biển người hâm mộ ở sân vận động Luzhniki, năm 1992.

Liên quan đến cái cassette tí xíu và mấy băng Joe Dassin của mình có mẩu chuyện vui thế này. Số là trường mình ít sinh viên Việt nam. Suốt mấy năm trời chỉ có hai khóa, chục người lèo tèo với nhau. Khi mình lên năm 4-5 bắt đầu có nhiều SV VN mới về. Nhiều em xinh. Cậu bạn học khóa mình (tiếng Anh) chết mê chết mệt một nhỏ học tiếng Pháp năm 1. Nhỏ này thích nghe nhạc, đặc biệt là Joe Dassin. Thế là cậu bạn ngỏ ý cho nhỏ mượn cái cassette cùng mấy băng nhạc tiếng Anh để nghe. Chẳng rõ vì nhỏ đó (vốn đã có bạn trai làm nghiên cứu sinh PTS Vật lý, ở thành phố khác) muốn giữ ý trước ухажёр (cây si) mới, hay do gu nhạc của nhỏ không hợp gu nhạc của cậu bạn mình (rock, kiểu như Phil Collins, Pink Floyd), hay vì con cassette của hắn xịn quá nhỏ kia ngại mượn, hoặc vì tất cả các lý do cộng lại, mà nhỏ đó khăng khăng chỉ mượn của mình. Thế là con cassette còm của mình hoạt động hết công suất, phục vụ luôn cả mấy nhỏ khác nữa chứ. Còn mình thì được thằng bạn hẩu ban cho mấy cú lườm. Oan ức!

Rốt cuộc thì "liên minh" Anh-Pháp thứ hai ở trường mình không thành. "Liên minh" thứ nhất là anh H. (Pháp) lấy chị D. (Anh). Nhỏ kia sau này lấy anh PTS Vật lý, còn cậu bạn mình cưới một nhỏ khác cùng trường, nhưng học tiếng Anh. Con đầu của hai cặp này bây giờ chắc sắp vào đại học cả rồi.

Quay lại với Joe Dassin.
Để kết thúc loạt bài về người ca sỹ nổi tiếng, xin giới thiệu thêm ba ca khúc trữ tình, những ca khúc đã đi cùng với năm tháng cuộc đời sinh viên của mình.



Souviens-toi, c'était un jeudi
Souviens-toi, on avait suivi
Le chemin des amoureux
C'était il était une fois nous deux
Souviens-toi, c'était le grand jour
Le grand pas vers le grand amour
C'était encore mieux que ça
C'était nous deux il était une fois

Un môtel sur la route du port
Un soir banal
Deux clients, un veilleur qui s'endort
Sur son journal
Il nous tend à chacun une clé
Nous dit: "bonsoir"
Le matin on avait réservé des chambres à part
On n'ose pas montrer qu'on s'aime
A dix-huit ans à peine

Souviens-toi, c'était un jeudi
Souviens-toi, on avait suivi
Le chemin des amoureux
C'était il était une fois nous deux
Souviens-toi, c'était le grand jour
Le grand pas vers le grand amour
C'était encore mieux que ça
C'était nous deux il était une fois

On a pris le quatorze au hasard
Un peu génés
Puis ta robe a glissé dans le noir
On s'est aimé
Quand plus tard le garçon est venu
Nous apporter
Deux cafés d'un sourire entendu
Tu t'es cachée
Il n'a pas vu que tu pleurais
L'enfance qui s'en allait

Souviens-toi, c'était un jeudi
Souviens-toi, on avait suivi
Le chemin des amoureux
C'était il était une fois nous deux
Souviens-toi, c'était le grand jour
Le grand pas vers le grand amour
C'était encore mieux que ça
C'était nous deux il était une fois.



Salut, c'est encore moi!
Salut, comment tu vas?
Le temps m'a paru très long
Loin de la maison j'ai pensé à toi

J'ai un peu trop navigué
Et je me sens fatigué
Fais-moi un bon café
J'ai une histoire à te raconter

Il était une fois quelqu'un
Quelqu'un que tu connais bien
Il est parti très loin
Il s'est perdu, il est revenu

Salut, c'est encore moi!
Salut, comment tu vas?
Le temps m'a paru très long
Loin de la maison j'ai pensé à toi

Tu sais, j'ai beaucoup changé
Je m'étais fait des idées
Sur toi, sur moi, sur nous
Des idées folles, mais j'étais fou

Tu n'as plus rien à me dire
Je ne suis qu'un souvenir
Peut-être pas trop mauvais
Jamais plus je ne te dirai:

Salut, c'est encore moi!
Salut, comment tu vas?
Le temps m'a paru très long
Loin de la maison j'ai pensé à toi



Nancy en hiver, une neige mouillée
Une fille entre dans un café
Moi, je bois mon verre, elle s'installe à côté
Je ne sais pas comment l'aborder

La pluie, le beau temps, ça n'a rien de génial
Mais c'est bien pour forcer son étoile
Puis vient le moment où l'on parle de soi
Et la neige a fondu sous nos pas

On s'est connus au café des trois colombes
Aux rendez-vous des amours sans abri
On était bien, on se sentait seuls au monde
On n'avait rien, mais on avait toute la vie

Nancy au printemps, ça ressemble au Midi
Elle m'aime et je l'aime aussi
On marche en parlant, on refait la philo
Je la prends mille fois en photo

Les petits bistrots tout autour de la place
Au soleil ont sorti leurs terrasses
Mais il y avait trop de lumière et de bruit
On attendait qu'arrive la nuit

On s'est connus au café des trois colombes
Aux rendez-vous des amours sans abri
On était bien, on se sentait seuls au monde
On n'avait rien, mais on avait toute la vie

Nancy, c'est trop loin, c'est au bout de la terre
Ça s'éloigne à chaque anniversaire
Mais j'en suis certain, mes chagrins s'en souviennent
Le bonheur passait par la Lorraine

Elle s'en est allée suivre d'autres chemins
Qui ne croisent pas souvent les miens
Je t'ai oubliée, mais c'est plus fort que moi
Il m'arrive de penser à toi

On s'est connus au café des trois colombes
Aux rendez-vous des amours sans abri
On était bien, on se sentait seuls au monde
On n'avait rien, mais on avait toute la vie.


(Hết)

JOE DASSIN (2)


Lời các bài hát của Joe Dassin thường dễ hiểu, như những lời tâm tình thủ thỉ (Salut), như những vần thơ trữ tình (Il etait une fois nous deux), như những câu chuyện lãng mạn (Le cafe des trois colombes). Rất nhiều ca khúc của Joe Dassin được phổ nhạc bởi nhạc sỹ kiêm ca sỹ nổi tiếng người Ý Toto Cutugno.

Hồi sinh viên, mình lần đầu nghe Joe Dassin ở phòng anh H., ông anh học trên một khóa mà mình rất quý mến, trông anh ấy hơi giống Joe Dassin nữa chứ.

Rồi từ đó, tối thứ bảy, mấy anh em thường tụ họp ở phòng anh H., tắt đèn, thắp nến và nghe những bản nhạc, những ca khúc bất hủ. Anh có cái máy quay đĩa và bộ loa ngon lành, nên nghe nhạc khác hẳn cái cassette loa rè của mình.

A Toi là một trong những ca khúc của Joe Dassin mà mình thích nhất, đặc biệt khúc nhạc dạo. Từ lâu nay mình đặt làm nhạc chuông điện thoại. Việt con trai mình cũng thích bài này, thỉnh thoảng mở ra nghe, làm mình nhiều phen tưởng có phone, cuống cuồng đi tìm điện thoại :).

Et voila, A TOI. Ecoutez! Enjoy!


À toi
À la façon que tu as d'être belle
À la façon que tu as d'être à moi
À tes mots tendres un peu artificiels
Quelquefois
À toi
À la petite fille que tu étais
À celle que tu es encore souvent
À ton passé, à tes secrets
À tes anciens princes charmants
À la vie, à l'amour
À nos nuits, à nos jours
à l'éternel retour de la chance
À l'enfant qui viendra
Qui nous ressemblera
Qui sera à la fois toi et moi.

À moi
À la folie dont tu es la raison
À mes colères sans savoir pourquoi
À mes silences et à mes trahisons
Quelquefois
À moi
Au temps que j'ai passé à te chercher
Aux qualités dont tu te moques bien
Aux défauts que je t'ai cachés
À mes idées de baladin
À la vie, à l'amour
À nos nuits, à nos jours
À l'éternel retour de la chance
À l'enfant qui viendra
Qui nous ressemblera
Qui sera à la fois toi et moi.

À nous
Aux souvenirs que nous allons nous faire
À l'avenir et au présent surtout
À la santé de cette vieille terre
Qui s'en fout
À nous
À nos espoirs et à nos illusions
À notre prochain premier rendez-vous
À la santé de ces millions d'amoureux
Qui sont comme nous.

À toi
À la façon que tu as d'être belle
À la façon que tu as d'être à moi
À tes mots tendres un peu artificiels
Quelquefois
À toi
À la petite fille que tu étais
À celle que tu es encore souvent
À ton passé, à tes secrets
À tes anciens princes charmants.

Tạm dịch sang tiếng Anh:

To you
To the way that you're beautiful
To the way that you are to me
To your tender words, slightly artificial
Sometimes
To you
To the little girl that you used to be
To this same girl that you often still are
To your past, to your secrets
To your old Princes Charming
To life, to love
To our nights, to our days
To the endless return of luck
To the child that will come
That will look like us
That will be you and me at the same time.

To me
To the madness of which you are the reason
To my fits of anger with no reason
To my silences and to my betrayals
Sometimes
To me
To the time I spent searching for you
To the qualities that you make fun of
To the faults that I've hidden from you
To my ideas of buffoon
To life, to love
To our nights, to our days
To the endless return of luck
To the child that will come
That will look like us
That will be me and you at the same time.

To us
To the memories that we're going to make
To the future at above all, to the present
To the health of this old land
That we couldn't care less about
To us
To our hopes and to our illusions
To our next first meeting
To the health of the millions in love
That are just like us.

To you
To the way that you're beautiful
To the way that you are to me
To your tender words, slightly artificial
Sometimes
To you
To the little girl that you used to be
To this same girl that you often still are
To your past, to your secrets
To your old Princes Charming.

(còn tiếp)

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

JOE DASSIN

Joe Dassin là ca sỹ nước ngoài mình yêu thích nhất trong thời sinh viên. Các bạn học tiếng Pháp như mình hồi đó có lẽ không ai không say mê những bài hát thật lãng mạn, trữ tình, cùng phong cách biểu diễn nhẹ nhàng, vẻ lãng tử của Joe Dassin. Hồi đó mình có cái cassette còm, cứ nghe đi nghe lại mãi không chán mấy bài như "Et si tu n'existais pas" (Nếu như không có em), "A toi" (Lời cho em), "Le jardin du Luxemburg" (Vườn Luxembua), "Il etait une fois nous deux" (Một lần ta bên nhau), "Le cafe des trois colombes" (Quán cafe Ba Bồ Câu), "L'ete indien" (Hè rớt) ... Nghe rồi chép lời bài hát vào sổ tay, nhưng có nhiều chỗ nghe mãi không ra, phải nhờ Agnes, bạn sinh viên người Pháp, nghe giúp. Thấm thoắt đã hơn hai mươi năm từ ngày đó, và ba mươi mốt năm từ ngày mất của Joe Dassin. Bây giờ nghe lại những bài hát đó, lòng vẫn cứ bồi hồi. Nhớ lại những chiều Mátxcơva, lang thang trong cái vườn cây nhỏ gần ký túc xá ở Sokolniki, ngắm những tia nắng cuối ngày cháy rực trên ngọn cây mùa thu vàng, bước chân lạo xạo trên thảm lá vàng, và mơ như thể đang đi trong Le Jardin du Luxembourg.

Joe Dassin, tên đầy đủ Joseph Ira Dassin (05.11.1938 – 20.08.1980) sinh ra ở Mỹ. Cha ông là người gốc Nga-Ba lan, còn mẹ mang dòng máu Áo-Hung. Từ khi còn bé, Joe Dassin đã theo cha mẹ sang Pháp sinh sống. Sự nghiêp ca hát và sáng tác lời ca của Joe Dassin gắn liền với những ca khúc tiếng Pháp bất hủ, và đạt đỉnh cao vào thập niên 1970. Ngoài ra, Joe Dassin còn có một số bài hát bằng tiếng Tây Ban Nha, Anh, Nga, Hy Lạp, Ý và Đức.

20.08.1980, Joe Dassin mất đột ngột vì đau tim, khi mới 42 tuổi. Ngày nay, hơn 30 năm sau khi mất, Joe Dassin vẫn là một trong những ca sỹ được yêu thích nhất trong lịch sử âm nhạc Pháp hiện đại.


ET SI TU N'EXISTAIS PAS
1975
Lyric: Joe Dassin
Music: Toto Cutugno

Et si tu n'existais pas,
Dis-moi pourquoi j'existerais.
Pour traîner dans un monde sans toi,
Sans espoir et sans regrets.
Et si tu n'existais pas,
J'essaierais d'inventer l'amour,
Comme un peintre qui voit sous ses doigts
Naître les couleurs du jour.
Et qui n'en revient pas.

Et si tu n'existais pas,
Dis-moi pour qui j'existerais.
Des passantes endormies dans mes bras
Que je n'aimerais jamais.
Et si tu n'existais pas,
Je ne serais qu'un point de plus
Dans ce monde qui vient et qui va,
Je me sentirais perdu,
J'aurais besoin de toi.

Et si tu n'existais pas,
Dis-moi comment j'existerais.
Je pourrais faire semblant d'être moi,
Mais je ne serais pas vrai.
Et si tu n'existais pas,
Je crois que je l'aurais trouvé,
Le secret de la vie, le pourquoi,
Simplement pour te créer
Et pour te regarder.

Tạm dịch sang tiếng Anh:

And if you did not exist,
Tell me why I would exist.
To hang in a world without you
Without hope and without regret.
And if you did not exist,
I would try to invent love,
As a painter who sees his fingers
Born colors of the day.
And did not return.

And if you did not exist,
Tell me that I would exist.
Passers asleep in my arms
I would never love.
And if you did not exist,
I would just be one more point
In this world that comes and goes,
I feel lost,
I need you.

And if you did not exist
Tell me how I would exist
I could pretend to be me
But I would not be true
And if you did not exist
I think that I would have found
The secret of life, and why to live
Just to create you
And to look at you

(còn tiếp)